Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam đến nay qua giám sát
dịch tễ của virus SARS-CoV-2 hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 với
biến chủng mới Omicron. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo tuân thủ 5K và tiêm
vaccine phòng COVID-19 là các biện pháp quan trọng để phòng biến chủng mới có
thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta
Địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống
dịch COVID-19 trước biến chủng Omicron của virus SARS-CoV-2
Trước sự đe dọa của biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2,
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình
huống dịch COVID-19 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm
tiếp cận toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm và lấy
cấp cơ sở làm nền tảng trong phòng, chống dịch.
Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường
hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để
kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng
phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo
trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.
Liên quan đến biến chủng này, Bộ Y tế cho biết, ngày 25/11/2021,
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo ghi nhận biến chủng mới đáng lo ngại
của virus SARS-CoV-2, được gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại một số
quốc gia Nam Châu Phi như Nam Phi, Botswana...
Theo các nhà khoa học, biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu
ở Botswana ngày 24/11/2021 và có tới 32 đột biến ở protein gai, là biến thể
nhiều đột biến nhất của vi rút SARS-CoV-2 và được dự báo có thể lây lan nhanh
hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác (biến chủng Omicron có thể
lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta).
Đến ngày 29/11, Việt Nam chưa ghi nhận biến thể này. Để chủ động
ứng phó và kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong nước và đồng thời ngăn chặn
nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới Omicron vào nước ta từ các quốc
gia đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới, ngày 28/11, Bộ Y tế đã đề Chính phủ
xuất xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các
quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique
và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.
Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát
dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch
COVID-19; Yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur chủ động thực hiện giải
trình tự gien các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những
trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.
Theo
đó, nhằm chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19,
Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch
nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch trong tình hình mới.
Bộ Y tế
cũng hướng dẫn người dân tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên, duy trì
đường dây nóng trên cơ sở hệ thống sẵn có để tiếp nhận, xử lý thông tin kết quả
xét nghiệm từ người dân, tăng cường công tác truyền thông.
Tuy
nhiên, gần đây, đã nghi nhận một số trường hợp di chuyển đến các bệnh viện sau
khi tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho kết quả dương tính nhưng không thông
báo cho đơn vị y tế ở địa phương.
Theo Bộ
Y tế, việc này có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm trên diện rộng, đặc biệt là
tại các cơ sở y tế, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.
Vì thế,
để tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các
tỉnh, thành phố rà soát, phối hợp tổ chức liên quan để thông báo trên phương
tiện thông tin đại chúng, trên website của Sở Y tế số điện thoại đường dây nóng
để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên
dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn.
Đồng
thời, tư vấn và hỗ trợ cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn các biện pháp
phòng chống dịch theo quy định, tránh việc tự điều trị tại nhà không theo hướng
dẫn y tế hoặc di chuyển đến bệnh viện, nơi đông người.
Bên
cạnh đó, phối hợp tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn cho người dân, cơ
quan, đơn vị trên địa bàn chấp hành các quy định phòng chống dịch, đặc biệt đối
với việc triển khai tự xét nghiệm, giúp phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ, kịp
thời bóc tách, khoanh vùng và dập dịch, đồng thời hạn chế việc lây nhiễm cho
cộng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét