Các đối tượng thù địch xuyên tạc, phủ nhận
thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay gồm: lực lượng cực hữu,
một số nghị sĩ cực đoan tại một số nước phương Tây, các nhóm phản động người
Việt Nam ở nước ngoài và những cá nhân người Việt ở trong nước bị các thế lực
cực hữu nước ngoài mua chuộc, lợi dụng, núp bóng “ngọn cờ dân chủ”, “nhân
quyền” chống phá nền tảng tư tưởng và chế độ chính trị - xã hội tại Việt Nam.
Một số tổ chức phi chính phủ quốc tế, như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Tổ
chức Ân xá quốc tế (AI), Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Ngôi
nhà Tự do (FH)... thường xuyên vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam,
bằng việc ra bản phúc trình hằng năm về nhân quyền. Tham dự vào lực lượng này
còn có những người theo các trào lưu tư tưởng và đường lối chính trị trái ngược
với giá trị của chủ nghĩa xã hội tại các nước phương Tây và những người cơ hội
chủ nghĩa, suy thoái về tư tưởng, chính trị tại Việt Nam. Hiện nay, cuộc đấu
tranh về ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa tư bản không chỉ
diễn ra trên phạm vi thế giới, mà ngay tại Việt Nam. Đây thực chất là những đối
tượng “giấu mặt” đóng vai “phái giữa” nên có sức nguy hại rất lớn, vì họ “đánh
từ trong đánh ra” theo kiểu “người của ta”, gián tiếp thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, hòng làm “chệch hướng” nền tảng tư tưởng của Đảng ngay từ
trong nội bộ.
Trong năm 2020, 2021 ngay trong khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới và ở Việt Nam, hàng loạt chính sách an ninh con người, an sinh xã hội được Chính phủ Việt Nam ban hành nhằm bảo đảm an ninh lương thực và ổn định cuộc sống tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Chẳng hạn như gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng(3) là giải pháp cấp bách, kịp thời, không chỉ giảm thiểu tối đa tác động của đại dịch COVID-19 đối với quyền sống, quyền được chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân, mà còn một lần nữa khẳng định mạnh mẽ tinh thần “đặt lợi ích của người dân lên trên hết”. Trong hoàn cảnh khó khăn của dịch bệnh và thiên tai, những chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp thời đối với người dân là nền tảng để bảo vệ các quyền con người, đồng thời cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, bảo đảm, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền.
Đồng thời, Việt Nam chủ động, tích cực đóng góp vào việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên thế giới và được cộng đồng thế giới ghi nhận, ví dụ: Thông qua mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao những lần Việt Nam ứng cử và trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Trong cuộc họp đặc biệt lần hai của AICHR theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện AICHR, các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN, diễn ra vào cuối tháng 11-2020, các nước đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch AICHR 2020 là đã dẫn dắt hoạt động của AICHR trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, không chỉ giúp duy trì đà hợp tác của AICHR và ứng phó hiệu quả trước các tác động của đại dịch, mà còn thúc đẩy soạn thảo và thông qua một loạt các văn kiện quan trọng định hướng hợp tác AICHR trong thời gian tới.
Việt Nam không chỉ quan tâm thúc đẩy các
quyền cơ bản của người dân ASEAN, đặc biệt chú trọng đến nhóm yếu thế, như thúc
đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, gắn kết tình hữu nghị, thống
nhất, tạo đồng thuận và hợp tác trong AICHR, trong đó đặc biệt là nỗ lực bảo
đảm quyền con người trong đại dịch (COVID-19) được cộng đồng các quốc gia ASEAN
đánh giá cao, mà còn tham gia đóng góp tích cực vào định hình các chuẩn mực
quốc tế về bảo đảm quyền con người, đặc biệt quyền của các nhóm dễ bị tổn
thương, trong đó Việt Nam đã cùng với Phi-líp-pin và Băng-la-đét trực tiếp soạn
thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền về biến đổi khí hậu và quyền con người
đã được chính thức thông qua vào tháng 7-2019 tại trụ sở Liên hợp quốc ở
Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.
Với những
nỗ lực chung trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia và
khu vực, các nước thành viên ASEAN chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy
nhất đại diện cho ASEAN làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2023 - 2025.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét