Trong các văn kiện Đại
hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI, lần thứ XII đã đề ra nhiều chủ
trương, quan điểm về phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, báo cáo chính trị tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng”. Quan điểm luôn xuyên suốt và nhất quán
trong công tác phòng, chống tham nhũng từ trước đến nay của Đảng là sai phạm đến
đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, không
có ngoại lệ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là
điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp
chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự
trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân,
chúng ta phải làm và kiên quyết làm”. Đồng chí Tổng Bí thư cũng yêu
cầu “không phải cốt xử nhiều là tốt, mà phải làm sao để không phải xử,
không để xảy ra mới là tốt”; xét xử không phải để dìm con người xuống
tận bùn đen mà là xử đúng người, đúng tội.
Trên tinh thần đó, từ
năm 2013 đến 2020, cả nước đã có hơn 1.900 vụ án tham nhũng bị khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử; 131.000 đảng viên, trong đó có hơn 110 cán bộ thuộc diện
Trung ương quản lý (có 27 Ủy viên Trung ương Đảng,
nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, 30 sĩ quan cấp tướng
thuộc lực lượng vũ trang) đã bị xử lý kỷ luật. Chỉ tính riêng
trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có 266 vụ/646 bị can bị khởi tố, điều tra
liên quan đến tham nhũng; 250 vụ với 643 bị can bị truy tố; 214 vụ với 525 bị
cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực đã kiểm tra, xử lý kỷ luật và kiến nghị, yêu cầu xử lý kỷ luật
12 tổ chức đảng và 20 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Vậy nhưng, vẫn còn tồn tại nhiều suy nghĩ, quan điểm lệch lạc, sai
trái, mâu thuẫn với các đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công
tác phòng, chống tham nhũng. Vẫn là các chiêu bài cũ rích rêu rao “tự
do, dân chủ, nhân quyền”, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội,
bất mãn trong và ngoài nước với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau ra sức
xuyên tạc, chống phá hòng gây chia rẽ, phá hoại đoàn kết nội bộ, phá hoại công
cuộc xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã và việc thực hiện các chính sách phát triển
kinh tế, xã hội của nước ta. Tiêu biểu cho những quan điểm, nhận thức lệch lạc
đó là:
Cho rằng “tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt
Nam, bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, do xã hội thiếu dân chủ nên không thể
chống tham nhũng thành công".
Cho rằng tham nhũng là căn bệnh kinh niên của “chế độ độc đảng cầm quyền”, “do đảng cầm quyền độc đoán cai
trị nên tình trạng tham nhũng tất yếu xảy ra...”. Họ còn lớn
tiếng “phán” rằng “Cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công”, kết
luận một cách tùy tiện, vô căn cứ kiểu như “căn nguyên tạo ra tham nhũng
là do đảng đứng trên pháp luật. Vì thế, phải thực hiện đa đảng để không còn
hoặc là hạn chế tham nhũng”. Đây rõ ràng là luận điệu vô căn cứ,
mang tính quy chụp để bôi nhọ và chống phá Đảng, phủ định sạch trơn những kết
quả to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển của nước ta, hạ thấp vai trò
lãnh đạo của Đảng cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Để giải quyết vấn đề trên, Đảng, Nhà nước ta đã, đang
và sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tham
nhũng, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên quyết đấu tranh, lên
án không để các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng để thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, chính quyền và nhân dân ta. Mỗi người dân
cần phải hết sức tỉnh táo, luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tránh bị ngộ nhận,
dễ dàng mắc bẫy xúi giục của các thế lực thù địch hay vô tình tiếp tay cho
chúng thực hiện việc chống phá Đảng, Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp
của nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét