Theo cục Hải quan số xe hàng đang ùn tắc tại
các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc là trên 6.000 xe, đa số là hàng nông sản dễ
hư hỏng, thiệt hại có thể lên tới 3.000 đến 4.000 tỉ đồng. Lợi dụng tình trạng
này nhiều thế lực thù địch, phản động đã lợi dụng xuyên tạc cho rằng Trung Quốc
kiểm soát chặt chẽ hàng hóa từ Việt Nam để phá hoại kinh tế nước ta, gây sức ép
buộc Việt Nam thay đổi chính sách đối ngoại, tìm cách chống phá quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Cục Xuất nhập khẩu cho
biết, tình trạng này là do trong những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng dịp
lễ, Tết của thị trường Trung Quốc tăng cao, trong khi các cơ quan quản lý của
Trung Quốc tăng cường hơn các biện pháp kiểm soát đối với hoạt động xuất nhập
khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới giữa hai nước, siết chặt quy trình
thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu đã dẫn tới tình trạng ùn ứ hàng hóa nghiêm
trọng.
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị
quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời
"Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" đã
giúp khôi phục lại hoạt động sản xuất, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu đưa lên
cửa khẩu, dẫn đến tình trạng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới.
“Tình trạng nông sản ùn tắc
đã được Bộ Công Thương dự báo từ sớm và đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ”.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt
Nam đã chủ động đàm phán với các cơ quan chức năng của Trung Quốc và các đối
tác trực tiếp để bàn cách tháo gỡ tình trạng trên.
Về lâu dài, Bộ Công Thương
đề nghị UBND các địa phương, các sở công thương thường xuyên cập nhật thông
tin, tình hình từ các tỉnh biên giới phía bắc để chủ động cân nhắc, điều chỉnh
nhịp độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa
khẩu.
Đặc biệt, cơ quan này đề
nghị các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần sớm chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt
động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch
(mua bán theo hợp đồng với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao
hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính…).
Đồng thời, các doanh nghiệp
cũng cần đẩy nhanh việc triển khai thực hiện đáp ứng các quy định của phía
Trung Quốc; tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc,
mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn… cũng như các yêu cầu khác có liên
quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận
với bạn hàng nước ngoài.
Được biết, từ ngày
1/1/2022, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới khắt khe hơn đối với các
mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước. Dự báo, hoạt động xuất khẩu nông, lâm,
thủy sản vào thị trường này sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều so với trước. Bộ
Công Thương cũng lưu ý cả doanh nghiệp và thương lái cần có bước chuẩn bị để
đáp ứng các điều kiện mới vì hiện nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị
trường này chủ yếu vẫn theo đường tiểu ngạch.
Vì vậy cần nhận thức rõ
rằng việc ùn tắc hàng nông sản tại cửa khẩu xuất phát từ nhiều nguyên nhân,
trong đó có cả nguyên nhân của ta do cách thức sản xuất tự phát, nắm bắt đánh
giá thì trường hạn chế, không tuân thủ các quy luật kinh tế, các quy định tiêu
chuẩn… khó khăn cũng đến từ phía nước bạn khi họ thắt chặt các chính sách nhập
khẩu.
Vì
vậy, các doanh nghiệp, thương nhân cần chủ động chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt
động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch
(mua bán theo hợp đồng với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao
hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính). Bởi trên thực tế, trong những thời
điểm khó khăn nhất, xuất khẩu chính ngạch vẫn lưu thông bình thường, trong khi
xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cùng với đó phải tiếp tục
thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ
sở đóng gói, ghi nhãn… đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng
nước ngoài.
Ngoài ra, chuyển phương
thức vận tải đi bằng đường biển đến các cảng của Trung Quốc như đối với mặt
hàng thủy sản; tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ trên nền tảng
internet và mạng viễn thông để thúc đẩy xúc tiến thương mại trực tiếp và trực
tuyến, giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử để tìm kiếm mở rộng
thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước và sang các thị trường tiềm
năng khác.
Chúng ta cần tỉnh táo,
phân tích rõ tình hình, đánh giá khách quan, không để kẻ xấu lợi dụng, chống
phá, xuyên tạc quan hệ Việt Nam – Trung Quốc; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
và các chính sách kinh tế - đối ngoại của nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét