Để chống phá cách mạng nước
ta, các thế lực thù địch từ lâu xem tôn giáo là một trong những mũi nhọn để
công kích, chống phá. Những đối tượng phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tôn
giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động
chống chính quyền, chống chế độ XHCN dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn
giáo, dân chủ, nhân quyền”, tiến tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò của Đảng, Nhà nước
ta.
Các
thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho rằng: “CNXH không chấp
nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo; công dân theo đạo không được xét, kết nạp vào Đảng
Cộng sản Việt Nam”; cố gắng tạo ra khoảng cách cũng như dùng các thủ đoạn làm
tăng sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện thực để kích động tôn giáo chống
lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Xây dựng các tổ chức
lấy danh xưng tôn giáo cùng với việc thiết lập các trang mạng xã hội như:
Youtube, facebook, blog… để phát tán, đăng tải các video, hình ảnh, bài viết với
danh nghĩa các tôn giáo để đả kích, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh tụ, các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một chính sách nhất quán của
Đảng ta kể từ khi thành lập đến nay, là một nội dung cốt lõi trong quan điểm,
chính sách của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong các giai đoạn cách mạng,
quan điểm, nhận thức của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo luôn có sự bổ sung, phát
triển cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thực tiễn cách mạng Việt Nam, cũng
như thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước.
Điều
24 Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo được nhìn nhận là quyền tự nhiên của con người - tức
đã là con người, ai cũng được thụ hưởng, đó là quyền bẩm sinh của con người,
con người sinh ra đã có quyền đó. Một điểm nữa để khẳng định rõ hơn chính sách
tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là việc có nhiều hơn những
người theo tôn giáo được kết nạp Đảng.
Trong
các văn kiện trước, Đảng ta chỉ nói là phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức
tốt đẹp của các tôn giáo thì trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định:
“Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn
giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”7. Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn lực vật
chất và nguồn lực tinh thần.
Phủ
nhận quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như những kết quả đạt được
trong công tác tôn giáo - điều này xuất phát từ bản chất, mục tiêu cao nhất của
các thế lực thù địch là lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ không đi
theo quỹ đạo của họ, mà trước hết là các nước XHCN bằng chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, bạo loạn lật đổ.
Qua nội dung trên,
cán bộ, đảng viên, chiến sỹ trong Học viện Chính trị tích cực chủ động trong
vấn đề tín ngưỡng, tôn giao đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, cần phải hiểu thật
sâu sắc, xử lý phải thật hợp lý để vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo vẫn luôn là động
lực phát triển của đất nước. Thường xuyên quan tâm, chia sẻ, lan tỏa những nội
dung văn hóa tốt đẹp...thực hiện đúng theo quan điểm, đường lối của Đảng, pháp
luật Nhà nước về đấu tranh bảo vệ văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian
mạng. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không tin theo, không truy cập và
tán phát, chia sẻ, bình luận những thông tin chưa được chứng thực trên không
gian mạng, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch, phản động.
Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa