Kể từ khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân, người dân Việt Nam mới biết đến các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền tự do ngôn luận. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc bày tỏ tự do ngôn luận càng được chú trọng, bảo đảm hơn. Tuy nhiên, thông tin trên không gian mạng thật - giả, tốt - xấu khó lường, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn tùy tiện, vô lối, nhằm lôi kéo, kích động gây bạo loạn lật đổ, với những chiêu bài hết sức tinh vi, thâm độc.
Trong
bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ,
sự cạnh tranh về lợi ích giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, nhiều khó
khăn, thách thức mới đã và đang nảy sinh. Các thế lực phản động không ngừng
thực hiện mưu đồ chống phá, hòng xóa bỏ CNXH ở Việt Nam bằng nhiều âm mưu và
thủ đoạn mới. Thêm vào đó, các đối tượng bất mãn, cực đoan, cơ hội chính trị
chống đối, cản trở công cuộc phát triển đất nước; sử dụng nhiều phương thức,
nhiều diễn đàn, lợi dụng chiêu bài tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá
cách mạng Việt Nam. Chúng liên tục xuyên tạc, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam,
xuyên tạc thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đạt được. Chúng dựng nên cái
gọi là “tù nhân lương tâm”, cho ra đời nhiều tổ chức, hình thành mạng lưới gọi
là “nhà báo độc lập” để xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam
nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Âm mưu, thủ đoạn của chúng rất đa dạng,
song có thể nhận diện ở các biểu hiện chủ yếu sau đây:
Một
là, thổi phồng, cường điệu hóa những
khó khăn, bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành của các cơ quan
Đảng, Nhà nước nhằm phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Hai
là, xuyên tạc, hạ thấp, phủ định nền
tảng tư tưởng của Đảng cũng như các thành tựu của cách mạng Việt Nam.
Ba
là, tung hô, ca ngợi một chiều nền dân
chủ ở các quốc gia phương Tây.
Bốn
là, kích động các biểu hiện chống đối
của một bộ phận người dân, cổ xúy các nhân vật bất mãn, cơ hội chính trị.
Năm
là, xuyên tạc đời tư của các lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước.
Để
đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn đó, vấn đề cấp thiết là phải bóc trần các
thủ thuật xuyên tạc, nhân danh tự do ngôn luận, tự do báo chí để che đậy dã tâm
chống phá đất nước. Thực tế cho thấy, các thế lực phản động, thù địch đã cố
tình lờ đi thực tiễn chính trị - pháp lý trong quá trình thực thi quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí ở các quốc gia trên thế giới. Chúng nhấn mạnh, cường
điệu quyền tự do một chiều mà lờ đi nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức cũng như các
hậu quả xấu mà các hành vi đó gây ra cho xã hội. Chúng cố tình không đề cập quy
định pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, về hướng dẫn thực thi
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách phù hợp.
Các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị không ngừng tuyên truyền luận điệu phản động, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Các phần tử, tổ chức phản động núp dưới danh nghĩa dân chủ đã viện dẫn, xuyên tạc việc Nhà nước ta xét xử, nghiêm trị các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ, chống phá chế độ, vu cáo rằng Nhà nước ta đàn áp “tự do báo chí”. Hay trong đại dịch Covid-19, chúng đã cố tình làm ngơ trước những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, vu cáo chế độ ta “bỏ rơi” những người yếu thế.
Để thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách
chân chính, phù hợp, vì sự phát triển bền vững của đất nước, ngăn ngừa việc lợi
dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc sự thật, bóp méo thông
tin để lôi kéo, kích động, gây mất an ninh trật tự, phá hoại đất nước, cần thực
hiện một số giải pháp sau:
Thứ
nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về báo
chí
Khẩn
trương rà soát một cách tổng thể, bổ sung, sửa đổi các quy định của Ðảng, pháp
luật của Nhà nước về báo chí, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý báo chí. Việc tạo lập hành
lang pháp lý hoàn thiện, đủ rộng, đủ mạnh, vừa tạo môi trường phát triển lành
mạnh cho hoạt động báo chí, vừa đủ sức ngăn ngừa, răn đe, xử phạt việc vi phạm,
lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí là điều rất cần thiết.
Thứ
hai, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng và đội ngũ đảng viên
Các
cấp ủy đảng cần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên
truyền tới từng đảng viên về tính đúng đắn của hệ thống lý luận về CNXH và con
đường đi lên CNXH ở nước ta. Đó chính là vũ khí sắc bén để đấu tranh, phản bác
các luận điệu sai trái, thù địch, định hướng dư luận nhân dân trước những thủ
đoạn lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí.
Mỗi đảng viên cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm
trong việc đấu tranh với các hành vi vi phạm, lợi dụng quyền tự do ngôn luận,
quyền tự do báo chí để tuyên truyền các các quan điểm sai trái, thù địch. Tích
cực học tập, nâng cao nhận thức về lý luận chính trị; tin tưởng và kiên định
đường lối, chủ trương của Đảng; kiên quyết đấu tranh, không bàng quan với những
biểu hiện, những hành vi sai trái đó. Đặc biệt, để thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết số 35-NQ/TW, cơ quan và đội ngũ cán bộ chuyên trách cần nâng cao hơn nữa
năng lực, nghiệp vụ, chuyên môn, chuyên nghiệp, tinh nhuệ trong việc kịp thời
phát hiện, ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn mà thế lực thù địch, phản động cố
tình gây ra.
Thứ
ba, phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên,
người làm báo
Mỗi
cơ quan báo chí cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều thể
loại tin bài, bằng nhiều thứ tiếng, trên các phương tiện thông tin đại chúng
cũng như trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này không những nhằm kịp thời, chủ
động nhận diện, đấu tranh hiệu quả trước các âm mưu, thủ đoạn, hành động chống
phá của các thế lực thù địch, phản động mà còn tạo làn sóng mạnh mẽ, thường
xuyên, liên tục trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin đúng đắn, khách quan, chính
xác tới rộng rãi quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế, từ đó triệt tiêu cơ hội
lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí để kích động, gây mất trật
tự an ninh, đe dọa đến sự tồn vong của đất nước.
Cùng
với việc nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, các nhà báo cần nâng cao bản lĩnh chính trị, có lập trường
tư tưởng vững vàng, rèn luyện đạo đức cách mạng và tinh thông nghề nghiệp, phát
huy tính đảng, tính chiến đấu. Với đội ngũ đông đảo hơn 40 nghìn người công tác
trong lĩnh vực báo chí, trong đó hơn 17 nghìn người được cấp thẻ nhà báo kỳ hạn
2021-2025(9), mỗi nhà báo có trách nhiệm là một chiến sĩ đấu tranh
bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân trên mặt trận thông tin truyền thông, sức
mạnh đó trở nên thật sự to lớn và mạnh mẽ, đủ sức ngăn chặn, đấu tranh, đập tan
mọi âm mưu, thủ đoạn do các thế lực thù địch gây ra.
Thứ
tư, phát huy trách nhiệm của công dân đối với đất nước
Mỗi
người dân cần nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước những thông tin trái chiều,
xuyên tạc, không để những phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng, kích
động, xúi giục. Mỗi công dân cần góp tiếng nói, hình thành dư luận xã hội rộng
rãi để vạch trần, lên án các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa