Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

NVD40 - Thủ đoạn lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch.

 

Trong xã hội hiện đại, báo chí có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, tự do ngôn luận, tự do báo chí ở nước ta hiện nay thể hiện quyền bình đẳng, dân chủ, có tác động thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta; chúng lấy danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền” ra sức nguy biện để đổi trắng thay đen, nói không thành có, có thành không nhằm hạ thấp vị thế và uy tín của Đảng ta. Để đạt được mục đích, họ thành lập một số tổ chức nhân danh báo chí như: “Phóng viên không biên giới”, “The project 88”... để đấu tranh cho cái gọi là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị”, đưa ra bảng xếp hạng sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam và một số quốc gia, vu khống Việt Nam bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Gây sức ép đòi thả tự do cho các đối tượng bị cơ quan chức năng bắt giữ do vi phạm pháp luật Việt Nam như: Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Trần Quốc Khánh, Trương Châu Hữu Danh, Trần Thị Tuyết Diệu, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang...

Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”. Kế thừa quy định về quyền tự do ngôn luận từ bản Hiến pháp đầu tiên, các văn kiện của Đảng, các bản Hiến pháp các năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định và hiện thực hóa quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Để quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ngày càng được bảo đảm, thực thi trong thực tế đời sống, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí sửa đổi năm 2016. Trong đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Điều 10 của luật này cũng quy định công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Đối với quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được quy định tại Điều 11, Luật Báo chí sửa đổi: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”. Điều 13 chỉ rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để Xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát song”.

Như vậy, từ khi Nhà nước ta ra đời đến nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được tôn trọng, bảo đảm và ngày càng được thực thi trong cuộc sống, tạo điều kiện cho công dân được nói lên tiếng nói của mình, đóng góp tài năng, trí tuệ công sức của mình vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Đồng thời với việc bảo vệ, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật; không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng để thực hiện sự tự do vượt quá luật định, với những mưu lợi bất chính, đi ngược lại giá trị của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Những luận điệu xuyên tạc, vu khống không xuất phát từ tiếng nói của dân, không đại diện cho dân, không do dân và vì dân thì làm sao có thể gọi là khách quan, làm sao thể hiện tiếng nói dân chủ như những gì các thế lực thù địch, cơ hội chính trị rêu rao. Hiển nhiên, tự do ngôn luận, tự do báo chí đều có những giới hạn nhất định, không phải là tự do quá trớn. Chúng ta rất hoan nghênh những ý kiến xây dựng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời lên án, phê phán những ý kiến với mưu đồ phá hoại công cuộc đổi mới, phát triển ở nước ta.

2 nhận xét:

  1. Giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng

    Trả lờiXóa
  2. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...