Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
nhiệm kỳ 2023-2025: Sự
công nhận vị thế quốc tế của Việt Nam
Ngày 11/10, tại trụ sở Liên hợp quốc tại New
York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam.
Các thành viên Liên
hợp quốc (LHQ) tham gia ứng cử được chia thành 5 khu vực địa lý, trong đó, nhóm
châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành
viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này với 7 nước giới thiệu ứng cử từ giữa năm
2020 (1 nước rút ứng cử vào phút chót).
Việt Nam được các thành viên của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của
ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng
đồng Pháp ngữ.
Việc trúng cử trở thành thành viên Hội
đồng Nhân quyền, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống LHQ
trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng
quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc
bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực.
Đây là lần thứ hai
Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). Năm 2013, Việt Nam
lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016. Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đó là sự công nhận của quốc
tế đối với nỗ lực của nước ta, là bước tiến mới trong nỗ lực triển khai đường
lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và
nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030.
Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
Trả lờiXóa