Những kẻ cơ hội chính trị và thù địch
đang cố tình xuyên tạc lịch sử hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc,
đánh đồng chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa,
coi những tổn thất, mất mát trong chiến tranh, coi những khó khăn thời hậu
chiến là do Đảng ta gây ra. Vừa tận hưởng nền hòa bình và ổn định chính trị
trên đất nước ta ngày nay, họ vừa đưa ra những phán xét thiếu tính khoa học,
thiếu tính lịch sử, đầy tính cực đoan và cơ hội về lịch sử Cách mạng Việt Nam. Họ
hay phán về những sai lầm hoặc những cơ hội bị bỏ lỡ khi Đảng ta không còn con
đường nào khác buộc phải lãnh đạo dân tộc ta đứng lên chống Thực dân Pháp, quân
xâm lược Mỹ ngay trên dải đất thân yêu của chính dân tộc mình vì nền độc lập,
tự do cho dân tộc...Xuyên tạc, bẻ cong sự thật lịch sử ở Việt Nam cũng là một
chiêu bài chống phá mà các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện...
Nhận thức là quá trình tiệm cận chân lý.
Về lịch sử, khi thế hệ sau có tư liệu toàn diện, chuẩn xác hơn thì nhận thức về
lịch sử có bước phát triển mới. Đó là yêu cầu của xã hội, của khoa học, là việc
bình thường đáng trân trọng của các nhà sử học chân chính. Nhưng lại có người
lợi dụng điều này lớn tiếng đòi viết lại lịch sử, xét lại lịch sử với động cơ
không minh bạch. Xu hướng xét lại lịch sử của một vài đối tượng thời gian qua
đã không còn là điều mới lạ. Chỉ biết rằng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau,
họ đã có những cái nhìn phiến diện và sai lệch về lịch sử từ đó suy tôn những
thứ đã từng chà đạp lên lợi ích của quốc gia, dân tộc ...
Gần đây ý kiến viết lại lịch sử, xét lại
lịch sử được nêu lên với một số hình thức với một số biến tướng khác nhau nhưng
thường biểu hiện: Viết lại lịch sử vì cho rằng thiếu chân thực và thiếu hiểu
biết; viết lại lịch sử để tô vẽ bản thân và viết lại lịch sử với mưu đồ chính
trị. ..
Loại xét lại lịch sử khác nhằm phục vụ
âm mưu hạ bệ thần tượng, giật đổ tượng đài. Thực ra những người muốn xét lại
lịch sử với ý đồ đó lớn tiếng hô hào xét lại lịch sử chỉ mượn danh khoa học
lịch sử. Không khó để nhận ra phương pháp họ sử dụng rất phi khoa học. Tư liệu
họ dùng để làm bằng chứng được ngụy tạo một cách sống sượng. Một thói quen hay
gặp ở tác giả muốn viết lại lịch sử là thường nhấn mạnh các chi tiết riêng lẻ
mà không đặt chúng trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
Những trang sử vẻ vang của QĐNDVN, về
dân tộc Việt Nam anh hùng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc sẽ mãi
đồng hành, trường tồn cùng lịch sử nước ta. Bởi đó là những trang sử được viết
nên bởi những tấm lòng trung kiên, cao thượng của cả một thế hệ cha ông đã tự
nguyện cống hiến, xã thân hết mình vì hòa bình, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nên nhớ rằng để non sông nước Việt nối
liền một dải như hôm nay, để người dân Việt nam đang hưởng cuộc sống bình yên
như hôm nay, đã có gần 1,2 triệu người con ưu tú của Tổ quốc mãi mãi không trở
về, gần 825 nghìn người đã để lại một phần máu thịt của mình trên chiến trường.
Đó là chưa kể hơn 312 nghìn bộ đội, người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm
chất độc hoa học mà đến nay không chỉ bản thân họ mà nhiều con cháu họ vẫn còn
chịu đựng bao nỗi đau dai dẳng từ cuộc chiến tranh phi nghĩa do Đế quốc Mỹ gây
ra. Đó cũng là một sự thật lịch sử không được phép lãng quên...
Khi muốn xem xét, đánh giá những sự
kiện, vấn đề diễn ra trong quá khứ, nhất là những sự kiện, vấn đề ấy liên quan
đến vận mệnh quốc gia, dân tộc, liên quan đến lịch sử chiến đấu đau thương mà
hòa hùng của cả một dân tộc vì phẩm giá, lương tâm của thời đại thì không được
phép hời hợt, phiến diện, lại càng không được phép đánh tráo khái niệm theo
kiểu mập mờ đánh lận con đen. Sự thật, lẽ phải được khẳng định với những bằng
chứng vững chắc, hiển nhiên. Những âm mưu bẻ cong lịch sử của các thế
lực thù địch không thể làm thay đổi bản chất, trái lại nó chỉ cho thấy sự lố
bịch./.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa