Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

NVC40 - NHẬN DIỆN MỘT SỐ THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

        Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm bởi nó gắn với niềm tin của con người đối với thế giới linh thiêng và một khi niềm tin tôn giáo bị lợi dụng cho những mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Vì vậy, nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cần được quan tâm đặc biệt.

          Bằng các chiều bài thâm độc, các thế lực thù địch, phản động đánh tráo khái niệm, gán ghép, quy chụp một sự kiện, vụ việc không phải là mâu thuẫn hay xung đột về tôn giáo, nhưng bị quy chụp là mâu thuẫn, xung đột tôn giáo. Trên thực tế, một số vụ việc không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo, chỉ là những sự việc vi phạm hành chính, dân sự,... nhưng lại bị các lực lượng phản động quy chụp là mâu thuẫn tôn giáo. Chẳng hạn, các quan điểm xuyên tạc thường đưa tin về các vụ biểu tình, tụ tập đông người của các tín đồ tôn giáo, liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, đây không phải là mâu thuẫn hay xung đột về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ đơn thuần là vấn đề đất đai do chiến tranh, do lịch sử để lại,... Xung đột trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do tranh chấp đất đai, do vi phạm trong xây dựng cơ sở thờ tự, truyền đạo trái pháp luật, vi phạm pháp luật hiện hành về tôn giáo, chứ không phải xung đột do mâu thuẫn về niềm tin tôn giáo. Nói cách khác, đây hoàn toàn không phải là những vụ việc xảy ra do bị hạn chế quyền tự do tôn giáo, không phải do kỳ thị, xúc phạm niềm tin tôn giáo. 

Họ biến hiện tượng thành bản chất, biến thiểu số thành đa số. Đây là một phương thức khá phổ biến để xuyên tạc tình hình tôn giáo, chính sách, pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể, trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo ở các địa phương khác nhau có lúc, có nơi các cấp, các ngành chưa thực hiện đúng; có những cán bộ trực tiếp giải quyết có cách làm chưa phù hợp nên gây ra những phản ứng tiêu cực, thì đây là những sai sót trong thực hiện, thuộc về hiện tượng chứ không phải bản chất, thuộc về những sai sót có tính chất thiểu số, bộ phận, có tính chất cá nhân, chứ không phải đa số, không phải toàn thể. Tuy nhiên, thông qua phương thức, chiêu bài xuyên tạc biến hiện tượng thành bản chất, biến thiểu số thành đa số, biến bộ phận thành toàn thể, của các thế lực thù địch... thì những vụ việc này bị quy chụp sai sót về mặt bản chất của chế độ, chính sách. Tương tự, có những cá nhân tôn giáo (chức sắc, nhà tu hành hay tín đồ) vì vi phạm chính sách, pháp luật mà đương nhiên bị xử lý. Những vi phạm của các cá nhân này không liên quan gì đến tôn giáo, nhưng lại bị quy chụp thành vấn đề tôn giáo, bản chất tôn giáo. 

Nói cách khác, họ mưu toan khai thác những điểm còn hạn chế trong chính sách, pháp luật về tôn giáo, khai thác những hạn chế trong thực thi chính sách, pháp luật về tôn giáo, khai thác những vụ việc sai phạm của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo để lấy đó minh chứng cho bản chất của chế độ, qua đó làm gia tăng mâu thuẫn, suy giảm niềm tin của tổ chức tôn giáo, tín đồ tôn giáo và dư luận thế giới đối với chính sách tôn giáo và thực thi chính sách tôn giáo ở Việt Nam, hiểu sai về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. 

Họ thường xuyên gặp gỡ, khai thác ý kiến của các cá nhân tôn giáo, những  thành phần chống đối trong các tổ chức tôn giáo, những nhân vật tôn giáo đã bị chính quyền xử lý vì những vi phạm pháp luật, biện bạch rằng đó là những bằng chứng, chứng cứ sinh động cho việc hạn chế, vi phạm quyền tự do tôn giáo của Việt Nam. Khai thác những điểm hạn chế, đồng thời ít nhấn mạnh, thậm chí “lờ đi” những điểm sáng, những thành tựu của tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Đây thực chất là cách làm có chủ đích nhằm định hướng dư luận trong nước, quốc tế theo quan điểm của mình. 

Họ cổ xúy, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo và những cá nhân tôn giáo có tư tưởng cực đoan, chống đối Nhà nước, tuyên truyền, kích động, xúi giục người khác biểu tình, chống đối, tạo ra những vụ việc phức tạp để tạo cớ xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xuyên tạc bản chất của chế độ ta. 

Họ rắp tâm khai thác những vấn đề lịch sử, tâm lý khác biệt giữa các tôn giáo, giữa các tộc người để từ đó kích động tâm lý hận thù, tư tưởng ly khai. Chẳng hạn, khai thác triệt để các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, những khác biệt về văn hóa để kích động, chia rẽ người Kinh và các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; triệt để khai thác cái gọi là “Vương quốc Mông”, “Nhà nước Đề ga”,... để kích động tư tưởng ly khai,... 

Đó là một số thủ đoạn thường gặp của các thế lực phản động nhằm đưa ra các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Các quan điểm này thường thống kê tất cả những vụ việc, những cá nhân tôn giáo vi phạm pháp luật bị xử lý, những hạn chế, thiếu sót trong các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo, đặc biệt là những hạn chế, bất cập trong việc thực thi chính sách, pháp luật ở Việt Nam để khẳng định rằng, Việt Nam hạn chế tôn giáo, đàn áp tôn giáo, sách nhiễu tôn giáo, không bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,...

Thời gian tới, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước sẽ tiếp tục triệt để lợi dụng tôn giáo để kích động người dân nhằm xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xuyên tạc bản chất của mối quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo, làm phức tạp thêm tình hình, duy trì và nuôi dưỡng những mầm mống phản động chống đối Đảng, Nhà nước, cản trở việc hóa giải những mâu thuẫn, những vụ việc phức tạp giữa chính quyền với tổ chức và cá nhân tôn giáo, để cuối cùng  là thông qua tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để chuyển hóa chế độ của chúng ta. Vì vậy, đề nghị mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức rõ vấn đề này để kịp thời đấu tranh, phản bác lại các quan điểm sai trái, âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trên không gian mạng, nhất là trên các nền tảng ứng dụng mạng xã hội hiện nay./.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...