Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016. Mười bốn thành viên mới đắc cử của Hội đồng Nhân quyền sẽ đảm nhiệm trọng trách trong nhiệm kỳ ba năm, bắt đầu vào tháng 01/2023.
Trong khi cộng đồng quốc tế và người dân trong và ngoài nước vui mừng,
ủng hộ việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu vào Hội đồng Nhân
quyền, khẳng định sự công nhận vị thế của Việt Nam, đồng thời khẳng định và ghi
nhận nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy bảo vệ quyền con người suốt thời gian
qua, thì một số đối tượng phản động, thù địch, thiếu thiện chí trong và ngoài
nước đã tỏ ra cay cú, lợi dụng sự kiện này để ra sức xuyên tạc, phản đối, bằng
mọi cách hạ uy tín Việt Nam cả trước, trong và sau khi sự kiện diễn ra.
Bất chấp những nỗ lực và thành tựu mà Việt Nam đã đạt được, các đảng phái
chống cộng cực đoan ở hải ngoại đã liên tục lên tiếng bôi nhọ vị thế của Việt
Nam, họ bịa đặt hoặc dựa vào những thứ gọi là "báo cáo nhân quyền" để
tham gia các diễn đàn dân chủ quốc tế, liên minh các nhóm nhân quyền phi chính
phủ thuộc châu Âu, Canada, Mỹ hòng gây sức ép đối với Việt Nam. Tổ chức khủng
bố "Việt tân" đã vận động được 8 tổ chức nhân quyền đề nghị Liên hợp
quốc không cho Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền vì "không xứng đáng",
vì "Việt Nam đang vi phạm nhân quyền"...
Tuy nhiên việc Việt Nam thuộc nhóm được sự ủng hộ cao nhất tại phiên bỏ
phiếu ngày 11/10 vừa qua là kết quả khách quan, phản bác mạnh nhất, đập tan
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đang cố tình phủ nhận thành
tựu nhân quyền của Việt Nam. Nhiều ý kiến thẳng thắn chỉ ra rằng mục đích đánh
phá uy tín Việt Nam phía sau đó còn có yếu tố vụ lợi về mặt chính trị và kinh
tế. Bởi lẽ các hội nhóm phản động sẽ núp dưới danh nghĩa "đấu tranh cho
dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam" để gây quỹ, bòn rút, thu tiền người dân ở
hải ngoại qua nhiều hình thức như biểu tình, ký thỉnh nguyện thư, nhận tiền từ
các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử chính quyền các cấp từ tiểu bang đến liên
bang...
Ngoài ra, các kênh Youtube cá nhân của các đối tượng chống đối bên ngoài
nước cố tình xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Việt
Nam nhằm khích động, với mục đích câu view, câu like, tạo dư luận trái chiều.
Nhóm "truyền thông đen" này tìm mọi cách để tạo dư luận kể cả bằng
những thủ đoạn bẩn thỉu, hèn hạ nhất nhằm thu hút sự chú ý của người sử dụng
mạng xã hội, vì với lượng truy cập đông đảo thì đó là cách kiếm view tốt nhất,
dễ nhất để phục vụ cho mục tiêu kiếm lợi của họ qua không gian mạng.
Hiện nay nhiều người đã lạm dụng quyền tự do sử dụng các nền tảng mạng xã hội để công kích,
mạt sát cá nhân, tổ chức, tung tin sai, giả, bôi nhọ cá nhân, tổ chức và thậm
chí cả lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Để kịp thời chấn chỉnh, ngày 15/8/2022 Chính
phủ đã ban hành Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
An ninh mạng, có hiệu lực ngày 1/10/2022 nhằm kiểm soát, xóa bỏ những thông tin
trái pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Ngay sau
đó, ngày 14/9/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký
Quyết định số 1079/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở
Việt Nam giai đoạn 2023-2028. Đây là những căn cứ quan trọng cho thấy quyết tâm
bảo đảm quyền con người ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Theo ý kiến luật sư Hoàng Duy Hùng (Houston, Mỹ), từng là người chống
cộng cực đoan đã thừa nhận rằng một thời gian dài do không đủ thông tin về vấn
đề nhân quyền ở Việt Nam, lại mang thêm định kiến sẵn có cùng những luận điệu
sáo mòn về chống cộng từ những kẻ cực đoan nên đã có những đánh giá sai, không
chính xác về Đảng, Nhà nước Việt Nam. Cho đến khi trực tiếp về Việt Nam tìm
hiểu thực tế, ông mới thấy những gì mình biết trước đây là phiến diện, sai lầm.
Trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định:
"Là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam sẽ
tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên, đóng góp thực chất vào công
việc chung của Hội đồng Nhân quyền, thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế trên
tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quyền con người, đáp ứng điều
kiện, nhu cầu và lợi ích chính đáng của các quốc gia, nhất là các nước đang
phát triển".
Việc Việt Nam là một trong 14 quốc gia trúng cử làm thành viên Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu cao, và được các thành viên ASEAN nhất
trí ủng hộ là ứng viên duy nhất của ASEAN vào vị trí này là "minh chứng
cho nỗ lực bền bỉ của Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc
tế về quyền con người, mà còn khẳng định sự ủng hộ, tín nhiệm cũng như kỳ vọng
của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng và có trách nhiệm của
Việt Nam vào thúc đẩy quyền con người trên thế giới". Với vai trò này,
Việt Nam sẽ có thêm cơ hội đóng góp, tham gia tích cực trong các hoạt động của
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa