Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

NVI39 - VIỆT NAM TRÚNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI

 


        Với 145 phiếu ủng hộ, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong phiên bỏ phiếu cuối ngày 11-10 (giờ Việt Nam). Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016. Điều này chứng tỏ đại đa số các nước thành viên Hội đồng nhân quyền đều đánh giá cao vai trò, uy tín của Việt Nam trong bảo vệ nhân quyền.

Trước đó không lâu, tổ chức đánh giá nhân quyền “uy tín bậc nhất” Freedom House đã tung ra bản báo cáo nhân quyền thế giới. Trong bản báo cáo này, Freedom House chỉ chấm Việt Nam đạt 19/100 điểm - xếp vào hàng thấp kém nhất thế giới. Theo đó, nhóm thấp kém nhất này bao gồm các quốc gia không có nhân quyền, không có tự do internet: không được truy cập vào mạng xã hội hay các nội dung quốc tế, bị cấm phát ngôn trên không gian mạng, không có quyền bầu cử, không có quyền tự do đi lại, không được hội họp...

Trong tiêu chí về phương tiện truyền thông độc lập và tự do trên không gian mạng, Freedom House cho rằng Việt Nam đã yêu cầu Facebook và Google kiểm duyệt một số nội dung mà Việt Nam cho rằng vi phạm an ninh quốc gia, thông tin không chính xác, giả mạo thông tin... Chuyên gia của tổ chức này cho biết Chính phủ Việt Nam hạn chế người dân truy cập mạng xã hội và hạn chế tối đa quyền được phát ngôn trên internet. Người dân Việt Nam không được bày tỏ ý kiến cá nhân trong đời sống và không được bày tỏ quan điểm, chia sẻ thông tin đối lập. Trong khi đó thì các “nhà đài” của Việt Tân, BBC Tiếng Việt, RFA, VOA hay trang cá nhân của Trương Quốc Huy, Dưa Leo, Mạc Văn Trang, Nguyễn Đình Cống... vẫn cứ đăng tin bài nhan nhản về việc này, vậy thì đăng cho người Việt Nam xem hay là cho nhân dân các châu lục khác xem?

Cũng nằm ở phạm vi tự do thông tin trên internet, Free House khẳng định đã có hàng trăm người bị bắt giữ, phạt tù vì chia sẻ thông tin sai lệch về COVID-19 trên mạng. Đây là một hành vi vi phạm quyền tự do bày tỏ thông tin trên mạng và cá nhân. Freedom House còn cho rằng Việt Nam không được bày tỏ đức tin tôn giáo của mình ở nơi riêng tư và khu công cộng. Quyền tự do tôn giáo Việt Nam bị hạn chế và căng thẳng. Các tôn giáo không được công nhận không được phép hoạt động. Một ví dụ của tổ chức này cho biết một hội thánh đã bị điều tra, giải tán, phạt tội hình sự - có lẽ là hội thánh lây lan dịch bệnh ở TP. HCM.

Một yếu tố liên quan đến bầu cử, khi Freedom House cáo buộc Việt Nam hạn chế các quyền chính trị như bầu cử... của các nhóm người liên quan đến dân tộc thiểu số, tôn giáo, chủng tộc, giới tính và cộng đồng LGBT...Về mặt pháp luật, Free House đánh giá Việt Nam ở mức kém khi duy trì án tử hình cho các tội như giết người, buôn bán ma túy...

Free House cũng vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số thông qua việc cấm người dân tộc thiểu số tham gia vào việc học tập và việc làm. Nhận định này là một trong những nhận định vô lý nhất, khi người dân tộc thiểu số ở Việt Nam được hỗ trợ về giáo dục, việc làm, tiếp cận với điện, đường, trường, trạm... rất rõ ràng. Chính UNDP - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã ngợi khen Việt Nam là một trong số ít các quốc gia duy trì, cân bằng và quan tâm đến lợi ích của các nhóm dân tộc thiểu số. Freedom House và UNDP, chắc chắn UNDP đáng tin hơn rồi. Về cơ bản, Việt Nam bị Freedom House đánh giá "kém về mọi mặt" liên quan đến nhân quyền, tự do dân chủ hơn so với năm 2021. Đặc biệt ở các tiêu chí tự do internet, tự do bầu cử...bị đánh giá thấp hơn các năm trước.

Tin tức Việt Nam trúng cử Hội đồng nhân quyền LHQ thật sự trở thành hung tin đối với các thế lực phản động, “dân chủ cuội” và báo đài không thân thiện trên toàn thế giới. Bởi bấy lâu nay, nhân quyền đã trở thành công cụ để các thế lực thù địch tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Bẳng nhiều thủ đoạn xuyên tạc khác nhau, nhân quyền Việt Nam chưa bao giờ khá khẩm trước con mắt thù hằn của chúng. Nhưng những lá phiếu bỏ cho Việt Nam không khác gì những cái tát, tát thẳng vào mặt của các thế lực phản động.

Càng đau cho bọn chúng hơn khi Hội đồng nhân quyền của LHQ là tổ chức cao nhất về nhân quyền. Nhân quyền không phải thứ cho đi, cũng không phải là thứ được tặng hay nhập khẩu một cáchmáy móc. Nhân quyền là sự phấn đấu, nỗ lực vì một cuộc sống hơn của con người để ngày hôm nay, tốt hơn ngày hôm qua. Nhân quyền cũng không phải là thứ chứng chỉ tình yêu, thích thì trao, không thích thì xuyên tạc, mượn cớ để chống phá. Nhân quyền không phải thứ để phán xét khi ai đó nghĩ mình đứng trên đầu mọi người để phân loại ai có nhân quyền và ai không có nhân quyền. Mà nhân quyền là sự thừa nhận nỗ lực của những người xung quanh về sự phấn đấu, cố gắng, nỗ lực. Và Việt Nam đã có được sự thừa nhận như thế từ cả thế giới.

Việt Nam càng phát triển thì càng được nhiều quốc gia biết đến. Chính từ những sự nhìn nhận khách quan cũng như từ các hoạt động giao lưu trên trường quốc tế này mà người dân thế giới càng hiểu rõ hơn về Việt Nam. Nhìn vào tình trạng bình thường mới của đất nước sau đại địch hoành hành trong khi một số quốc gia vẫn đang trầy trật trong phòng chống dịch, nhìn vào tình hình an ninh chính trị ổn định, các sự kiện lớn trong nước và quốc tế diễn ra trong sự hồ hởi của người dân và sự tin tưởng của bạn bè quốc tế mới thấy hết sự nỗ lực của Việt Nam trong hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, một môi trường hòa bình vì sự văn minh, tiến bộ. Mặc dù có nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc từ những tổ chức nhân quyền trên thế giới với những nhìn nhận và đánh giá về Việt Nam thiếu tính khách quan, phiến diện, quy chụp. Thế nhưng sự thật vẫn luôn là sự thật. Chúng ta vẫn đang tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín và chính sách đúng đắn của mình, điều này đã được cả thế giới công nhận.

1 nhận xét:

  1. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...