“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm
tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và
truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và
không giới hạn về biên giới”. Đó là nội dung chính của Điều 19, Tuyên ngôn quốc
tế về nhân quyền (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người), được Đại hội đồng
Liên hợp quốc thông qua và công bố ngày 10-12-1948. Với mỗi quốc gia, dân tộc,
việc kế thừa, phát triển, vận dụng, tuân thủ các giá trị của Tuyên ngôn có sự
khác nhau nhất định, do chi phối bởi đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa,... Nhưng có một điểm chung bắt buộc là, các quyền tự do ấy, phải trong
khuôn khổ pháp luật, như chính Điều 29 và 30 của Tuyên ngôn quy định.
Vận dụng vào Việt Nam, điều 25 Hiến pháp Nước CHXHCNVN năm
2013 quy định rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định”. Đi kèm với đó là các luật được ban hành thời gian gần đây, như Luật
Tiếp cận thông tin (năm 2013); Luật Báo chí (năm 2016); Luật An ninh mạng (năm
2018).., quyền tự do ngôn luận luôn được tôn trọng và bảo đảm.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, internet cũng bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá, tạo những “trận địa giả”, những mũi tấn công đầy mưu đồ đen tối trên mặt trận tư tưởng, dưới chiêu bài “tự do ngôn luận”. Đó hoàn toàn không phải “tự do ngôn luận” theo đúng ý nghĩa của từ này, không vì sự phát triển của xã hội mà là những lời lẽ, dòng chữ, hình ảnh, video clip chụp mũ, thêu dệt, xuyên tạc, áp đặt, chống phá đầy hằn học, hận thù, đen tối, không có căn cứ, bất chấp luân thường, đạo lý và luật pháp. Chúng cho rằng, Việt Nam sửa đổi và đưa ra các đạo luật gần đây, nhất là Luật An ninh mạng, nhằm “bóp nghẹt” quyền tự do ngôn luận (trên mạng); ở Việt Nam “không có tự do internet…”; mục tiêu “lọc thông tin mạng”, kể cả việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm ban hành “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng” và Luật An ninh mạng cho phép công an điều tra, xác minh các tài khoản trên mạng vi phạm pháp luật là “vi phạm quyền riêng tư”.
Lâu nay, câu nói “một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một
nửa sự thật thì không phải là sự thật” đã rất quen thuộc, được thừa nhận rộng
rãi trên thế giới. Và với báo chí - truyền thông, một trong những nguyên tắc
quan trọng hàng đầu trong hoạt động của mình là phản ánh sự thật khách quan,
tôn trọng sự thật một cách tuyệt đối, toàn vẹn. Chính vì thế, việc những đối tượng,
tổ chức phản động lợi dụng, nhân danh “một nửa sự thật” kiểu cắt xén để tô vẽ,
thêm thắt, đắp bồi,... theo sự tưởng tượng, kịch bản mà chúng sắp đặt sẵn, cố
tình tạo ra thì rõ ràng đó là sự dối trá, bịp bợm, cố tình xuyên tạc nhằm mục
đích chống phá xấu xa.
Trên tinh thần xây dựng đất nước, rõ ràng, mỗi người Việt Nam
đều có quyền bày tỏ lòng yêu nước của mình, góp ý, phản biện những chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Thế nhưng, việc phát ngôn tự do, vô
lối, xuyên tạc, kích động gây rối, đập phá tài sản, vi phạm pháp luật là những
hành động đáng lên án, cần phải ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh. Bởi con
người biết tuân theo pháp luật mới là con người nhận thức được đầy đủ về tự do.
Kiểm soát được hành vi của mình một cách có ý thức thì con người mới thật sự có
tự do. Tự do là quyền của con người nhưng đó không phải là tự do vô lối, tùy tiện,
vô chính phủ, mà nó chỉ được bảo đảm khi con người nhận thức đúng đắn quy luật
khách quan và hành động phù hợp pháp luật - giao kèo, thỏa ước về tự do của tập
thể, của cộng đồng, của xã hội.
Tự do là vấn đề Việt Nam rất tôn trọng; nhưng tự do phải trong khuôn khổ của pháp luật; điều này ở các nước đều như vậy.
Trả lờiXóa