Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

NVA39 - CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA

 

Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc, đa tín ngưỡng, tôn giáo. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc, tôn giáo luôn luôn đoàn kết, chung tay đấu tranh với “thiên tai, địch họa”, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo và công tác dân tộc, công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, phát huy truyền thống và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã xây dựng nguyên tắc của chính sách dân tộc ở Việt Nam là: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Những nguyên tắc này được quán triệt và thực hiện nhất quán, có hiệu quả trong mọi thời kỳ cách mạng.

Trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), đường lối, quan điểm giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng là đảm bảo quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Lúc này, vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân và nhiệm vụ chính sách dân tộc là “ruộng đất cho dân cày”. Đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn đó của Đảng đã thu phục được trái tim, khối óc của đông đảo đồng bào các dân tộc, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, Đảng ta tiếp tục thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc, trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để kháng chiến và kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt. Đảng và Nhà nước ban hành nhiều quy định nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc, động viên được sức mạnh của đồng bào các dân tộc tham gia xây dựng chiến khu cách mạng, kháng chiến và kiến quốc. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng trong thời kỳ này đã tạo được bước biến chuyển lớn trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đánh thắng các thế lực xâm lược.

Từ khi đất nước thống nhất, quá độ đi lên CNXH, nhất là quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng ta tiếp tục thực hiện nhất quán quan điểm, nguyên tắc về chính sách dân tộc; đồng thời bổ sung, phát triển những nội dung mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Cùng với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc, Đảng và Nhà nước ta cũng thường xuyên thực hiện có hiệu quả chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo. Tư tưởng nhất quán của Đảng ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hết sức chăm lo đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng có nhiều đổi mới và phát triển. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (khoá VII) về công tác tôn giáo khẳng định: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương - giáo và giữa các tôn giáo; kiên quyết khắc phục thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá CNXH, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) chỉ rõ: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo  là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.  Ngày 18-6-2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo; Chính phủ đã ban hành các chỉ thị, nghị định… về tôn giáo và công tác tôn giáo, từng bước hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật về tôn giáo, đảm bảo hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân chức sắc, tín đồ các tôn giáo theo pháp luật. 

Là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc, đồng bào các tôn giáo luôn gắn bó, đoàn kết, đồng hành với đồng bào cả nước, phấn đấu vì lợi ích chung của dân tộc, của cách mạng. Mong muốn của đại bộ phận tín đồ tôn giáo là xóa bỏ áp bức, bất công, xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Điều mong muốn của đồng bào có đạo cũng là mục tiêu, lý tưởng của sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Bởi vậy, dù theo bất cứ tôn giáo nào, đồng bào ta luôn quan tâm đến sự nghiệp chung của dân tộc; tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Hoạt động tôn giáo tự do, bình đẳng, đúng pháp luật; các tôn giáo đều có sự phát triển mạnh về tín đồ, chức sắc, chức việc. Hệ thống các trường, lớp đào tạo chức sắc của các tôn giáo được mở rộng. Tính đến nay Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân, đăng ký hoạt động tôn giáo đối với 30 tổ chức tôn giáo, trên 70 nghìn chức sắc, nhà tu hành và hàng vạn người hoạt động bán chuyên nghiệp; có hàng trăm người theo đạo đang theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước trên thế giới; hơn 22.000 cơ sở thờ tự đã được xây dựng, tu bổ và được pháp luật bảo hộ… Với phương châm: “Đạo pháp, dân tộc và CNXH”, “Nước vinh, đạo sáng”, “Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc”, gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào có đạo tham gia tích cực, có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. Các tổ chức tôn giáo đã vận động, quyên góp được hàng trăm tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lũ; tổ chức hàng trăm lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, người tàn tật, người bị bệnh hiểm nghèo; khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân... Qua đó, góp phần cùng nhân dân cả nước khắc phục khó khăn, phát triển KT - XH, củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những chuyển biến tích cực trong hoạt động của các tôn giáo khẳng định: chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo trong cả nước...

Rõ ràng, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo là đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, phù hợp với nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Thế nhưng, hiện nay các thế lực thù địch vẫn cố tình xuyên tạc tình hình dân tộc, tôn giáo ở nước ta, nhằm phục vụ cho âm mưu thâm độc của chúng để tuyên truyền tà đạo, mê tín dị đoan, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động tâm linh mờ ám, phản văn hóa, nhằm mục đích chống phá đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng ta về tín ngưỡng, tôn giáo.

Thực chất, đây là thủ đoạn nham hiểm, lợi dụng vấn đề “dân tộc, tôn giáo” để kích động, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội… Nhưng những luận điệu đó không đánh lừa được ai, bởi thực tế hoàn toàn bác bỏ điều đó.

 

1 nhận xét:

  1. Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...