Tôn giáo là lĩnh vực
nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh
vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
gây mất ổn định chính trị - xã hội. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ
đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết.
Với vị trí địa lý nằm
ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao
lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng
văn hóa, các tôn giáo. Hiện nay, ở Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được
công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo.
Điều 24, Hiến pháp năm
2013 ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không
theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng
và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Năm
2016, Quốc hội ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Chính phủ có Nghị định hướng
dẫn tổ chức thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng phù hợp với yêu cầu của
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ mới của đất nước, đồng thời thể hiện
sự tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm hơn nữa quyền tự do tôn giáo
của nhân dân.
Tuy nhiên, một bộ
phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn giáo không nhận ra thực tế này. Họ có
nhiều tham vọng chính trị và bị tác động, ảnh hưởng bởi luận điệu tuyên truyền,
lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, nên đã có những
hành động cực đoan, quá khích chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh vực nói chung. Họ đã lợi
dụng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để kích động và tiến
hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu
bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”. Họ đã liên kết và phụ
họa với các thế lực thù địch, các phần tử phản động, chống đối ở cả trong và
ngoài nước trong hoạt động chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chiêu bài của họ là đối lập tôn giáo với chế độ xã hội chủ nghĩa, tách các tôn giáo khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.
Để thực
hiện điều đó, họ sử dụng các thủ đoạn xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về tôn giáo, bịa đặt, vu cáo cấp chính quyền phân biệt đối xử, đàn
áp tôn giáo để kích động, chia rẽ trong nước và hạ thấp uy tín Việt Nam trên
trường quốc tế… Họ coi các đối tượng cực đoan chống đối trong các tôn giáo là lực
lượng nòng cốt để lôi kéo tập hợp quần chúng làm đối trọng với Đảng, Nhà nước
và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Cùng với việc hậu thuẫn cho các lực
lượng này hoạt động chống phá đất nước, họ còn phối hợp chặt chẽ với các cá
nhân, tổ chức quốc tế thiếu thiện chí để bịa đặt, xuyên tạc tình hình tự do tôn
giáo ở Việt Nam. Họ cho rằng Chính phủ Việt Nam đàn áp mọi tôn giáo, thường bắt
giữ những người biểu tình ôn hòa đòi hỏi "tự do" tín ngưỡng và
"tự do" thờ phụng. Nhiều tổ chức tôn giáo không được Chính phủ công
nhận và không cấp giấy phép sinh hoạt… Đây là những luận điệu bịa đặt cũ rích
được lặp đi, lặp lại với ý đồ chính trị xấu xa.
Có thể khẳng định,
những luận điệu cho rằng Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ là những
đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam. Những
luận điệu sai trái này không thể làm khó Việt Nam trên con đường xây dựng đất
nước giàu đẹp, văn minh, mở rộng hợp tác, giao lưu trên trường quốc tế./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa