Trong năm 2022, Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng
chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành gần 30 nghị quyết, chỉ thị, kết luận,
quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trong đó phải kể đến chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Chủ trương này đã được Hội nghị Trung ương 5 thống nhất rất cao.
Ngày 2/6/2022,
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký Quy định số 67 của Ban Bí thư về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác
của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Ngay sau đó các tỉnh thành trong cả nước đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban.
Hay như Quy định 69
của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm với nhiều điểm
mới đáng chú ý như: Thêm Điều 30 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về
chống chạy chức, chạy quyền; nhiều điểm mới trong kỷ luật các vi phạm trong
công tác tổ chức, cán bộ…
Đặc biệt là kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Trong đó, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức.
Hay như Quy định 69
của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm với nhiều điểm
mới đáng chú ý như: Thêm Điều 30 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về
chống chạy chức, chạy quyền; nhiều điểm mới trong kỷ luật các vi phạm trong
công tác tổ chức, cán bộ…
Đặc biệt là kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Trong đó, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức.
Đi cùng đó, công
tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng quyết liệt, hiệu quả, tạo
bước đột phá mới.
Tính từ đầu nhiệm
kỳ XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban
Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật 67 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng nêu rõ, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải làm
quyết liệt và đồng bộ; quyết liệt, đồng bộ giữa xây và chống.
Việc Xử lý nghiêm minh các sai phạm theo đúng quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai"
Cùng với xử lý
nghiêm sai phạm, Tổng Bí thư yêu cầu phải kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ
luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp theo phương châm: "Có vào, có ra, có
lên, có xuống".
Tổng Bí thư cũng
khẳng định: Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm
"nản chí", "chùn bước", sợ sai không dám làm của cán bộ,
đảng viên, mà chỉ làm "chùn bước" những ai có động cơ không trong
sáng, đã trót "nhúng chàm".
chống tham nhũng phải đến cùng
Trả lờiXóa