Có
thể nói, chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng lại
được Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt như thời gian gần đây. Giữa
lúc quyết tâm chính trị, tinh thần đấu tranh PCTN của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta đang lên cao thì các thế lực thù địch, phản động, những phần tử
cơ hội lại ra sức lợi dụng vấn đề này để tiến hành các hoạt động chống phá. Hơn
lúc nào hết, trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải nhận thức rõ ràng, đấu tranh
kiên quyết với những âm mưu, thủ đoạn đó.
Thời gian qua, với quan điểm “không
có vùng cấm, không có ngoại lệ”, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
thoái hóa, biến chất đã được Đảng, Nhà nước ta tiến hành một cách công khai,
minh bạch, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở. Hàng loạt cán bộ cấp cao sai
phạm thuộc diện Trung ương và địa phương quản lý đều đã bị xử lý về các hành vi
tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, biến chất, các cá nhân, tổ chức thù địch đã
lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp rằng toàn bộ đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà
nước “đang rơi vào tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, thoái hóa, biến
chất”. Họ vu cáo rằng, đó là bản chất, là “căn bệnh nan y, kinh niên” của chế
độ độc đảng cầm quyền.
Tham nhũng, tiêu cực, suy thoái,
biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, nó tồn tại ở các quốc gia, do quyền
lực nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, không phân biệt chế độ xã hội, thể
chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng lãnh đạo. Chế độ một đảng lãnh
đạo cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái,
biến chất trong đội ngũ cán bộ. Tổ chức Minh bạch quốc tế (AI) đã từng cho rằng
tham nhũng là tệ nạn nhức nhối, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong số
đó, đa số là các quốc gia thực hiện chế độ đa đảng lãnh đạo, tam quyền phân
lập, do giai cấp tư sản lãnh đạo. Một số quốc gia có biểu hiện nguy hiểm khi
tình trạng tham nhũng đã leo đến tận các nguyên thủ quốc gia như Hàn Quốc,
Brazil Colombia, Malaysia; một số quốc gia thuộc nhóm “nước tham nhũng nghiêm
trọng” đều theo thể chế đa đảng, không do Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo.
Thế nhưng các thế lực thù địch, phản động lại ra sức rêu rao rằng: “Chế độ
một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”; “do đảng cầm quyền
độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng xảy ra...”; “tham nhũng là sản phẩm
tất yếu của chế độ công hữu tư liệu sản xuất, chuyên chế độc đảng”... Không chỉ
vậy, họ còn cho rằng: Tham nhũng chỉ xuất hiện ở những nước đi theo con
đường XHCN, “tham nhũng là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN ở
Việt Nam”... Thực chất của giọng điệu ấy không gì khác là lợi dụng cuộc đấu
tranh chống tham nhũng để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu hòng làm suy giảm uy tín
tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN
ở Việt Nam. Khi mà chúng ta chưa đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng hoặc
đã làm nhưng kết quả chưa rõ nét thì họ cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam
không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công vì Đảng cũng tham
nhũng, suy thoái”... Khi Đảng và Nhà nước ta thể hiện quyết tâm chính trị,
đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng , kiên quyết xử lý
hàng loạt cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực thì chúng lại tung
ra những giọng điệu lạc lõng, dựng chuyện, xuyên tạc rằng thực chất cuộc
đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là
“cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”, "là sự đấu đá
nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam". Đề cập đến câu hỏi làm thế
nào để dẹp bỏ nạn tham nhũng ở Việt Nam, họ cho rằng: “Chỉ khi nào ở Việt
Nam có chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới có thể dẹp bỏ được”... Từ những
thông tin cóp nhặt trên mạng xã hội, họ còn vẽ ra, dựng nên những câu chuyện
nói rằng các phe nhóm nội bộ ở Trung ương và địa phương đang đấu đá
nhau... Đặc biệt, họ thường suy diễn, chụp mũ, xuyên tạc những ý kiến
chỉ đạo chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Những giọng điệu ấy không nhằm mục đích gì khác là
xuyên tạc mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của cuộc đấu tranh này; bôi nhọ, hạ
thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chia rẽ
nội bộ ta, gây phân tâm trong xã hội, làm giảm sút ý chí, quyết
tâm phòng chống tham nhũng và lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào
chế độ.
Vậy nên, những luận điệu cho rằng, xuyên tạc rằng thực
chất cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ
Đảng”, "là sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt
Nam". ...là hoàn toàn sai trái. Bởi vậy, hơn lúc nào hết mỗi chúng ta cần
phải nhận thức đúng đắn luôn tỉnh táo, cảnh giác để nhận diện các luận điệu,
thủ đoạn cố tình bôi đen, xuyên tạc nhằm làm sai lệch bản chất, ý nghĩa công
cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, cố tình lấy cớ để
chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân
với Đảng, với chế độ./.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa