Với sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể
thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển
kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí
tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống
dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh... đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc
cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã
hội loài người nhưng cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn.
Nhằm
tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; phòng ngừa,
ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; khắc phục hạn chế, yếu kém liên
quan đến bảo vệ an ninh mạng, Kỳ họp thứ 5 (từ ngày 21-5-2018 đến ngày
15-6-2018), Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng năm 2018. Luật gồm
07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với
hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi
xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật An ninh mạng ra đời đáp ứng yêu
cầu cấp bách thực tiễn đặt ra, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật
trong dòng chảy của đời sống nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, tiến bộ và nhân
văn hơn.
Ngày
15/8/2022 vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 53/2022/NĐ-CP về “Quy định
chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng”, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022.
Trong đó Điều 19 của Nghị định quy định rõ các trường hợp áp dụng biện pháp yêu
cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian
mạng như sau:
- Thông tin
trên không gian mạng được cơ quan có thẩm quyền xác định là có nội dung xâm phạm
an ninh quốc gia, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng theo
quy định của pháp luật.
- Có căn cứ
pháp luật xác định thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống;
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong
nhân dân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động kinh tế - xã hội đến mức phải
yêu cầu xóa bỏ thông tin.
- Các thông tin trên không gian mạng khác có nội
dung được quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng
theo quy định của pháp luật.
Vậy nhưng,
trên các trang mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin bóp méo, xuyên tạc bản
chất của Luật An ninh mạng ở nước ta, tiêu biểu như: Ngày 23/9/2022, trên trang
blog Đối Thoại tán phát bài “Bộ trưởng Bộ Công an thu hồi tên miền bị xác định
vi phạm Luật An ninh mạng từ ngày 01/10”; ngày 25/9/2022 trên trang facebook Việt
Tân, đối tượng Diễm Quỳnh tán phát bài “Cộng sản Việt Nam tăng cường bóp nghẹt
tự do thông tin” nội dung xuyên tạc Luật An ninh mạng 2018 và Nghị định số 53/2022/NĐ-CP;
vu cáo Việt Nam đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin, kích động
người dân đấu tranh xóa bỏ Luật An ninh mạng.
Tuy nhiên, chúng
ta đều biết rằng, quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng là
những quyền được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ ngay từ những
ngày đầu lập nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, của báo chí cách mạng
và các nền tảng thông tin truyền thông, các quyền này ngày càng được quy định
và điều chỉnh cụ thể theo khuôn khổ của pháp luật. Trên thực tế, cho đến nay,
khi Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực thì các nhà mạng Google, Facebook
và một số nhà mạng khác vẫn hoạt động bình thường tại Việt Nam cũng như không
có ý định rút khỏi thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Nếu không có quyền tự
do ngôn luận, tự do thông tin… thì liệu các nhà mạng này có còn hoạt động ở Việt
Nam không?
Thời gian gần
đây, các thế lực thù địch rêu rao, ở Việt Nam người dùng mạng xã hội không được
bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình. Nhưng thực tế là những người bị cơ quan
chức năng của Việt Nam bắt giữ đều là những trường hợp vi phạm luật pháp Việt
Nam với những hành vi vi phạm rất cụ thể.
Thực tế đã chứng
minh, sự ra đời của Luật An ninh mạng thực sự đã khiến cho môi trường của không
gian mạng trở nên văn hóa, lành mạnh hơn rất nhiều bởi những thông tin có nội
dung xấu, ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức, thuần phong mĩ tục của đất nước đã bị
ngăn chặn, xử lý một cách nghiêm túc, hiệu quả trong khi quyền tự do ngôn luận
của người dân vẫn được đảm bảo miễn là những hoạt động đó nằm trong giới hạn
cho phép của pháp luật Việt Nam.
Theo số liệu
thống kê, đến thời điểm hiện tại đã có gần 140 quốc gia ban hành Luật An ninh mạng,
trong đó có những cường quốc hàng đầu như Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc…Rõ ràng là
dù ở các nước phát triển hay đang phát triển, Luật An ninh mạng trong giai đoạn
hiện nay là rất cần thiết.
Tuy nhiên, để
Luật An ninh mạng tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, ngoài
sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan chức năng trong quá trình hoàn thiện hệ thống
pháp luật thì điều quan trọng hơn cả đó là mỗi người sử dụng internet cần hết sức
tỉnh táo để lựa chọn những thông tin đáng tin cậy; nhận rõ âm mưu thủ đoạn của
các thế lực thù địch và kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng đối với các
hành vi vi phạm pháp luật, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước của các thế lực
thù địch./.
Chúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa