Tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm bởi nó gắn với niềm tin của
con người đối với thế giới và xã hội, một khi niềm tin tôn giáo bị lợi dụng cho
những mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Vì vậy, nhận diện và phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
cần được quan tâm đặc biệt.
Hiện nay các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng tự do tín
ngưỡng, tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước ta thông qua việc họ thường xuyên
đăng tải những thông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc sự thật về “tự do tín ngưỡng,
tôn giáo” ở Việt Nam trên các trang mạng Internet, mạng xã hội Facebook, nhằm
chống phá nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng, Hiến
pháp, pháp luật của Nhà nước. Ngày 03/10/2022, trên trang facebook
Chân Trời Mới Media, đối tượng Phan Nhân Quyền tán phát bài “Đàn áp Công giáo
kiểu mới của nhà cầm quyền Việt Nam”; đối tượng Lê Quốc Quân tán phát bài
“Thanh niên Công giáo đi về đâu?”, nội dung xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; vu cáo chính quyền Việt Nam tăng cường “đàn áp”
nhiều chức sắc trong Công giáo; kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế can thiệp;
đồng thời, kích động tín đồ trong nước đấu tranh vì “tự do tôn giáo”, đòi xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng, tuyên truyền, cổ xúy quan điểm đa nguyên, đa đảng,
đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang và xây dựng xã hội dân sự Việt Nam
theo mô hình các nước phương Tây.
Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức
tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng
lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới. Quyền tự do
tôn giáo được bảo đảm ngay cả đối với những người bị giam giữ. Những người nước
ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập ở Việt Nam cũng được thụ hưởng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đầy đủ hơn so với trước. Hiện nay, các chức sắc,
chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo đều được phép tham gia vào Quốc hội,
hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, được tham gia tư vấn,
phản biện các chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách tôn giáo nói
riêng…
Điều đó cho thấy nhận thức tiến bộ của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đối với sự nghiệp đổi mới và
công cuộc xậy dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, thể hiện qua các Nghị quyết số
24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị (Khóa VI) "về tăng cường công
tác tôn giáo trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 02/7/1998 của Bộ
Chính trị "về công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Nghị quyết số
25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác
tôn giáo; và gần đây nhất, Đại hội XIII xác định “tôn giáo là một nguồn lực xã
hội”, khẳng định quan điểm: Tiếp tục phát huy vai trò, tác động tích cực của
tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Đảng ta nhấn mạnh
yếu tố văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
Có thể khẳng định
rằng, với tư duy đổi mới, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước
ta về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo đã đi vào cuộc sống và phát huy tác
dụng rõ rệt. Đến nay, đời sống của đồng bào có đạo và không có đạo ngày càng được
cải thiện; hoạt động tôn giáo phát triển theo chiều hướng tích cực, cơ bản diễn
ra theo đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc;
mối quan hệ giữa Nhà nước và các tôn giáo không ngừng được cải thiện; phần lớn
đồng bào có đạo đều phát huy lòng yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo",
đồng hành cùng dân tộc, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc;... Mọi hành động chống phá, lợi dụng đời sống tâm linh của đồng bào
theo tín ngưỡng, tôn giáo hòng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống
phá Đảng và Nhà nước cần bị phê phán, đấu tranh và xử lý nghiêm theo pháp luật.
Thời gian tới, một số phần tử cực đoan trong nước vẫn sẽ
tiếp tục dựa vào các thế lực thù địch bên ngoài đẩy mạnh hoạt động chống đối dưới
chiêu bài “đòi tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền” chống Ðảng, Nhà nước ta,
đòi khôi phục lại các tổ chức tôn giáo không còn tồn tại, gia tăng các hoạt động
phát triển đạo trái pháp luật, gây rối trật tự an toàn xã hội. Do đó, mỗi một
người quân nhân cách mạng, người dân cũng như các chức sắc và tín đồ các tôn
giáo cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch. Việc chủ
động ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam vừa là
nhiệm vụ trọng tâm, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, đồng thời là trách nhiệm
của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa