Lịch sử là những sự việc đã xảy ra và được
lưu lại làm nội dung, kết quả để làm cơ sở tiếp tục gìn giữ những giá trị và
phát huy cho các thế hệ sau này. Thật đáng buồn và thất vọng về một số con
người ăn, mặc, ở và thậm chí được sinh ra từ đất nước Việt Nam nhưng lại đi
xuyên tạc, bóp méo sự thật, bóp méo lịch sử, một lịch sử đã phải trải qua biết
bao nhiêu máu sương của các bậc Cha, anh để quyết tâm giành lại được độc lập,
tự do cho Tổ quốc, thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của các nước đế quốc. Không
tiếc hy sinh thân mình để có được như ngày nay để chúng ta có được một cuộc
sống ấm no, tự do và hạnh phúc.
Để cho những thành phần ngu xi về mặt nhận
thức, ngu dốt về mặt lịch sử thì chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh và làm rõ
nguồn gốc, sự quyết liệt của Đảng và nhân dân ta trong các giai đoạn lịch sử,
đặc biệt là Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 với ý nghĩa hào hùng và móc son
chói lọi đánh dấu sự thắng lợi của Đảng và nhân dân ta.
Ngày Giải phóng Thủ đô
là thành quả to lớn sau 9 năm kháng chiến trường kỳ quân dân cả nước, đây là
kết quả trực tiếp của đại thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào
bàn thương lượng và ký hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954, chấp nhận rút khỏi
miền Bắc Việt Nam. Hiệp định
Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, điều này đồng nghĩa với việc
thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Trước sức mạnh và sự đoàn kết
keo sơn của quân và dân Hà Nôi, cuối tháng 9/1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng
Pháp chấp nhận rút khỏi thành phố đúng thời hạn. Đồng thời, qua nhiều ngày đấu
tranh sôi nổi, các hiệp định về chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954
và ngày 2/10/1954 tại Uỷ ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính Phủ
đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị
việc tiếp quản thành phố. Lúc này, theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng
Chính phủ, Uỷ ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ tiếp
quản Hà Nội do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên Phong
làm Chủ tịch và bác sỹ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch. Theo kế hoạch, sáng
8/10/1954, các đơn vị quân đội chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội.
Đến 16 giờ 30 phút thì đã tiến đến đường Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã
Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân. Đến 6 giờ sáng ngày 9/10/1954, bộ đội ta đi theo
nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào
5 cửa ô chính rồi từ đó toả đi các nơi, quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến
vào tiếp quản đến đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, những người lính Pháp
cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Bộ
đội ta tiến đến đâu, nhân dân ta đổ ra hai bên đường, phất cờ, tung hoa, reo
mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các nẻo đường, cờ đỏ sao
vàng rực rỡ, phấp phới bay trên các tầng nhà.
Đến sáng ngày 10/10/1954 - ngày của kỷ
niệm hào hùng, Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Hà Nội
trong rừng cờ hoa rực rỡ, trong tiếng reo hò của hàng chục vạn người dân. 5 giờ
sáng ngày hôm ấy, nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, hoa, ảnh Bác
Hồ, xếp thành hàng trật tự, theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu
phố,... kéo tới những con đường chờ đón đoàn quân sẽ diễu qua. Đoàn xe đầu tiên
do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sỹ Trần Duy Hưng dẫn đầu.
Các đơn vị bộ đội ta đi đến đâu, gương mặt
thành phố như bừng sáng đến đó. Đến 15 giờ, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi
lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Thủ đô dự Lễ chào cờ do Uỷ ban Quân
chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội.
Sau Lễ chào cờ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu
gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô nhân ngày thiêng liêng lịch
sử. Mở đầu Lời kêu goi, Người viết: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời
Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính Phủ luôn luôn gần
cạnh đồng bào...", tất cả mọi người đều rưng rưng xúc động. Từ đó ngày
10/10/1954 đã trở thành cột mốc lịch sử, ghi nhận bao nỗ lực, cố gắng, ghi nhận
cả những mất mát, hy sinh mà quân và dân ta đã trải qua để giải phóng Thủ đô.
Trong không khí vui mừng của ngày lễ lịch
sử, đồng chí Vương Thừa Vũ - Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Thành phố Hà Nội đã
vinh dự đọc lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, Người dặn dò
nhân dân hãy: "Đồng tâm nhất trí góp sức với Chình phủ, thì chúng ta nhất
định vượt mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ
đô yên ổn, tươi vui và phồn vinh. Kể từ đó, Hà Nội đã trở thành trái tim
thiêng liêng của Tổ quốc, Thành phố vì hoà bình. Trong suốt chặng đường hành
quân lịch sử từ ngày Toàn quốc kháng chiến đến Ngày trở về giải phóng Thủ đô,
vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, quân và
dân Hà Nội đã lập nên mốc son chói lọi làm nức lòng quân và dân cả nước, để lại
những bài học quý giá cho những chặng hành quân tiếp theo trên con đường đọc
lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Hơn nửa thế kỷ trôi
qua, giờ đây, biết bao kỷ niệm của tuổi xanh đầy nhiệt huyết về những con người
đã làm nên lịch sử, sức mạnh của nhân dân, tinh thần bất khuất của người dân Việt
Nam. Ngày 10/10/1954 trở thành một dấu ấn xúc động không quên đối với các thế
hệ người dân Việt Nam. Đây là một mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển
của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời
kỳ phát triển mới, nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi
bước vào xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Từ một thành phố đã chịu nhiều tổn thương
từ chiến tranh, giờ đây, Hà Nội đang phát triển từng ngày để xứng đáng là trung
tâm về kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học, có vị trí hàng đầu của cả nước.
Chính quyền và người dân Hà Nọi đang ra sức xây dựng Thủ đô hoà bình, Thủ đô
"ngàn năm văn hiến".
Sự kiện giải phóng Thủ đô 10/10 không chỉ
mở ra một trang mới đầy tươi sáng cho Thủ đô Hà Nội mà còn mang đến nhiều bài
học từ sự chiến thắng.
Thứ nhất, đó là bài học về xác định rõ vai trò của
Thủ đô trong triến trình kháng chiến chống thực dân Pháp và mối quan hệ giữa
Thủ đô và cả nước. Hà Nội là "trái tim" của đất nước Việt Nam, là địa
bàn chiến lược quan trọng. Chọn Hà Nội là địa phương mở đầu Toàn quốc kháng
chống thực dân Pháp xâm lược là một quyết định đúng đắn, sáng suốt của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Quán triệt phương châm vừa kháng chiến vừa
kiến quốc của Đảng, trong quá trình kháng chiến, Hà Nội đã phát huy cao độ khả
năng và tinh thần tự lực tự cường; đồng thời luôn phối hợp với chiến trường cả
nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung với tinh thần "Hà Nội vì cả
nước, cả nước vì Hà Nội".
Thứ hai, bài học về chuẩn bị tốt mọi mặt đợi thời
cơ đến, thực hành tiếp quản thắng lợi, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Thủ đô.
Không phải đánh vào Hà Nội mà vẫn giải phóng Thủ đô một cách nguyên vẹn, đó là
kết quả của sự lãnh đạo tài tình đến từ Đảng và Hồ Chủ tịch, tài thao lược của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc tiếp quản Thủ đô, giải phóng hoàn toàn Hà Nội có
một ý nghĩa hết sức trọng đại đối với sự nghiệp kháng chiến của cả nước.
Có thể nói, ngày giải phóng Thủ đô
10/10/1954 là một mốc son sáng chói lọi đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực
dân Pháp tại Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước. Đây còn là ngày mang ý
nghĩa vô cùng đặc biệt đối với sự nghiệp kháng chiến của quân và dân ta. Nó
không chỉ mang ý nghĩa giải phóng một thành phố thoát khỏi thực dân Pháp mà nó
còn là giải phóng một cơ quan đầu não của dân tộc Việt Nam, giải phóng một lực
lượng hậu phương hùng mạnh và vững chắc. Giải phóng thành công thủ đô Hà Nội đã
tạo động lực mạnh mẽ để tiến tới giải phóng toàn bộ các thành phố khác, quét
sạch hoàn toàn giặc Pháp khỏi đất nước Việt Nam.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa