Thời gian
qua, các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động
chống phá nước ta với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt,
đặc biệt là chúng lợi dụng internet, mạng xã hội đưa những ý kiến trái với quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh sai
tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam như: Tổ chức Việt Tân,
Đài Á châu tự do, BBC Việt ngữ, thoibao.de… thường xuyên đăng
tải, tung thông tin sai sự thật chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chúng thiết lập các
website, blog, facebook, youtube, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ”… phát tán các
thông tin, tài liệu, hình ảnh, video clip có nội dung xấu độc để chống phá;
đăng tải thông tin thật giả lẫn lộn để đả kích, phủ nhận truyền thống cách
mạng, bản chất cách mạng cao đẹp của lực lượng vũ trang, bôi nhọ hình ảnh “Bộ
đội Cụ Hồ”. Bọn chúng sử dụng không gian mạng để
tuyên truyền, kích động, lôi kéo, tập hợp dư luận, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Chuyển hóa các
bài viết có sẵn thành thể thơ hoặc bài hát phát trên các kênh âm nhạc trực
tuyến làm công cụ tuyên truyền, chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Đặc biệt, các phần tử xấu,
cơ hội chính trị điên cuồng chống phá, không từ một thủ đoạn nào, từ xuyên
tạc sự thật lịch sử, bôi nhọ nhân cách và phẩm giá, đến đánh giá phiến diện,
sai trái; tìm mọi cách “hạ thấp uy tín, bôi nhọ lãnh tụ” của Đảng ta, bài bác,
hòng phủ nhận tư tưởng của Hồ Chí Minh, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Các thế lực thù địch còn ra sức rêu rao: “Đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập là điều kiện cần thiết để thực thi dân chủ ở Việt Nam”.
Thực chất đây là những luận điệu phản động, sai trái, bịa đặt nhằm phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc đấu tranh các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị lợi dụng âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” đẩy
mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta gần đây diễn
ra rất kiên quyết, mạnh mẽ. Chúng tung thông tin giả,
xấu độc, xuyên tạc, đang từng ngày, từng giờ lan tràn trên internet và mạng xã
hội. Do vậy, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15/8/2022 quy định chi tiết một số điều
của Luật An ninh mạng cụ thể như:
Các
trường hợp phải xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên
không gian mạng
Điều 19 của Nghị định quy định rõ các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng như sau:
- Thông tin trên không gian mạng được cơ quan có
thẩm quyền xác định là có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá
rối an ninh, gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.
- Có căn cứ pháp luật xác định thông tin trên
không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế; bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại nghiêm
trọng cho hoạt động kinh tế - xã hội đến mức phải yêu cầu xóa bỏ thông tin.
- Các thông tin trên không gian mạng khác có nội
dung được quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 8 Luật An ninh
mạng theo quy định của pháp luật.
Biện pháp
thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng
Nghị định số
53 quy định cụ thể tại Điều 20 về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp thu
thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trên không gian mạng.
Theo đó, việc thu thập dữ liệu điện tử liên quan
đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng được thực hiện
theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo đảm các yêu cầu sau:
- Giữ nguyên hiện trạng của thiết bị số, dữ liệu
điện tử.
- Việc sao ghi dữ liệu điện tử phải được thực
hiện đúng quy trình bằng các thiết bị, phần mềm được công nhận, có thể kiểm
chứng được, phải bảo vệ được tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử lưu trong thiết
bị.
- Quá trình khôi phục dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu
điện tử phải được ghi nhận lại bằng biên bản, hình ảnh, video, khi
cần thiết có thể lặp lại quá trình đi tới kết quả tương tự để trình bày tại tòa
án.
- Người thực hiện thu thập dữ liệu điện tử phải là
cán bộ chuyên trách được giao thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu điện tử.
Việc sao chép, phục hồi dữ liệu điện tử liên quan
đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng được thực hiện
theo nguyên tắc sau: Trường hợp dữ liệu điện tử được cho là có giá trị chứng
minh tội phạm mà cần phải sao chép, phục hồi hoặc nếu muốn sao chép, phục hồi
dữ liệu điện tử, người thực hiện sao chép, phục hồi phải có thẩm quyền để sao
chép, phục hồi và phải quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật. Ngoài ra, phải lập biên bản cho các hoạt động sao chép, phục hồi chứng cứ
điện tử, trường hợp cần thiết có thể mời một bên thứ ba độc lập tham gia, chứng
kiến, xác nhận quy trình này.
Mạng máy
tính nội bộ có lưu trữ, truyền đưa bí mật nhà nước phải được tách biệt vật lý
hoàn toàn với mạng máy tính, các thiết bị, phương tiện điện tử có kết nối mạng
Internet
Điều 23 của Nghị định số 53 quy định rõ, Cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương phải xây dựng quy định
sử dụng, quản lý và bảo đảm an ninh mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính có kết
nối mạng Internet do cơ quan, tổ chức mình quản lý.
Quy định sử dụng, bảo đảm an ninh mạng máy tính
của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương phải bao gồm
các nội dung cơ bản sau: Xác định rõ hệ thống mạng thông tin và thông tin quan
trọng cần ưu tiên bảo đảm an ninh mạng; quy định rõ các điều cấm và bảo đảm an
ninh mạng, mạng máy tính nội bộ có lưu trữ, truyền đưa bí mật nhà nước phải
được tách biệt vật lý hoàn toàn với mạng máy tính, các thiết bị, phương tiện
điện tử có kết nối mạng Internet. Phải nêu rõ quy trình quản lý, nghiệp vụ, kỹ
thuật trong vận hành, sử dụng và bảo đảm an ninh mạng đối với dữ liệu, hạ tầng
kỹ thuật, trong đó phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống
thông tin. Đảm bảo các điều kiện về nhân sự làm công tác quản trị mạng, vận
hành hệ thống, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và có chế tài xử lý những
vi phạm quy định về đảm bảo an ninh mạng.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa