Ngày
nay, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, lĩnh vực thông tin - truyền
thông của Việt Nam cũng phát triển không ngừng cả về số lượng, chất lượng, hình
thức, nội dung báo chí và đội ngũ những người làm báo. Điều này thể hiện sự
quan tâm, khuyến khích của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động thông tin
truyền thông nói chung và hoạt động báo chí nói riêng. Đối với mọi người dân
luôn được tôn trọng và bảo vệ quyền tự do, dân chủ trong việc thể hiện ý kiến
của mình. Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng khẳng định: “Mọi công
dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp
cận thông tin”. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự
do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai
trò của mình.
Có
thể thấy tốc độ tăng trưởng vượt bậc của ngành thông tin truyền thông. Số hộ
gia đình kết nối internet ở Việt Nam chiếm khoảng 75%, gấp 1,5 lần tỷ lệ trung
bình trên thế giới, cho thấy mức độ tiếp cận thông tin của người dân đã trở nên
sâu rộng hơn bao giờ hết. Số mạng xã hội được cấp phép tăng lên nhanh chóng,
gấp hơn ba lần trong giai đoạn 2016-2020. Đó là những minh chứng khẳng định
thành tựu to lớn, vững chắc trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí ở Việt Nam.
Vậy mà, một số đối tượng phản động lại
đưa ra luận điểm chống phá với tựa đề “Đảng Cộng sản siết chặt báo hóa tạp chí,
tư nhân hóa báo chí để giữ chế độ”. Đây là những thông tin bịa đặt, nói sai sự
thật về quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế, theo Quyết định số
75/QĐ-BTTTT ngày 10/3/2022 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch xử lý
tình trạng "báo hóa" tạp chí, biểu hiện "tư nhân hóa" báo
chí với mục đích xử lý tình trạng "báo hoá" tạp chí, biểu hiện
"tư nhân hóa" báo chí được thực hiện một cách quyết liệt, quy mô, bài
bản, chi tiết, minh bạch, đi vào trọng tâm, trọng điểm những vấn đề nổi cộm mà
dư luận xã hội quan tâm, bức xúc. Bảo đảm kiểm soát nội dung thông tin, năng
lực sản xuất tin, bài, kinh tế báo chí, an toàn, an ninh thông tin; tuân thủ
quy định pháp luật về báo chí. Các cơ quan báo chí bị xử lý đã gỡ bỏ hàng nghìn
tin, bài có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích.
Với mục đích là đưa những thông tin
phản ánh đúng thực tiễn thì công tác kiểm duyệt, ra soát nội dung trước khi
đăng báo là một việc làm hết sức cần thiết. Đây là việc quan tâm tất yếu của
Đảng và Nhà nước ta, chứ không phải là những suy nghĩ lệch lạc, hiểu sai bản
chất, bịa đặt không đúng với sự thật mà những kẻ phản động đang rêu rao. Với
mỗi người dân, hầu hết ai cũng cần được tiếp cận những thồn tin mà ở đó là đúng
sự thật, việc ban hành các quyết định để chỉ đạo công tác in, đăng các bài
viêt, thông tin hoàn toàn đúng đắn, phù hợp. Góp phần quan trọng vào công tác
xậy dựng môi trường báo chí phát triển bền vững, đúng mục đích, tôn chỉ đã đề
ra.
Phát triển bền vững môi trường báo chí
Trả lờiXóabáo chí phải thực sự là cơ quan ngôn luận của Đảng
Trả lờiXóa