Hết năm
này sang năm khác, ở phương Tây, người ta to mồm rêu rao rằng ở VN không có tự
do Internet. Thậm tệ nhất là cái gọi, Tổ chức phóng viên không biên giới“ có
trụ sở ở Pháp, với bản báo cáo hàng năm, họ đưa ra một bức ảnh tồi tệ về tình
hình tự do báo chí và tự do Internet ở VN.
Có
điều kiện thường xuyên về thăm quê hương, những người bạn của tôi đã tự mình
kiểm chứng tình hình và đi đến kết luận rằng ở phương Tây họ nói láo và bịa đặt
gần như 100%. Trong thực tế, ở VN hoàn toàn có tư do Internet. Ở nhiều phương
diện, tự do Internet ở VN tốt hơn ở Đức. Ở VN, ở nhà hàng, quán cà phê, khách
sạn, sân bay, nhà ga … mọi người có thế truy cập miễn phí mạng Internet. Khi về
quê, hàng ngày họ thường xuyên truy cập vào các địa chỉ truyền thông lớn nhỏ
của Đức để đọc các thông tin mới nhất trong ngày. Ngay cả tờ báo BILD, nơi
thường xuyên đăng ảnh khỏa thân, bạn tôi cũng có thể truy cập. Ở Đức không phải
nhà hàng và siêu thị nào cũng có dịch vụ Internet miễn phí. Ở thành phố họ
sống, có nhiều siêu thị, nhưng chỉ có 2 siêu thị lớn nhất là Kaufland và Lidl
có lắp đặt Wifi miễn phí cho khách hàng.
Ở Đức, tự do Internet bị ảnh hưởng
nhiều vì giá cả và vấn đề kỹ thuật. Hiện nay ở Đức, cơ bản có 2 giá thuê bao
hàng tháng là 40 và 50 €. Trong tình hình suy thoái kinh tế và lạm phát, với
nhiều gia đình, mức tiền 40€ không phải là nhỏ. Tại khu chung cư nơi bạn tôi
sống, vào ngày thứ 7 và CN thường xuyên xảy ra tình trạng ngẽn mạng do nhiều
người ở nhà rồi cùng truy cập mạng Internet. Nhiều khi tôi phải ngừng đọc báo
thì vợ bạn tôi mới có thể xem phim. Về Việt Nam ở bên mẹ, bạn tôi sử dụng Wifi
của người em dâu ở nhà sát bên cạnh và chưa bao giờ gặp tình trạng ngẽn mạng.
Có lần bạn tôi gọi cho con gái đang sống ở Munich qua dịch vụ Messenger và quá
bất ngờ vì chất lượng âm thanh và hình ảnh quá tuyệt vời.
Tất nhiên, những trang mạng của bọn
phản động, các thế lực thù địch bị chặn ở Việt Nam, nhưng ở Đức chính quyền
cũng chặn những địa chỉ truyền thông bị cho là không tương thích với lợi ích
nhà nước. Đó là sự thực rõ như ban ngày, truyền thông phương Tây đóng một vai
trò to lớn trong việc đưa ra một hình ảnh méo mó về tình hình ở Việt Nam. Những
người có lương tri nên vạch rõ sự dối trá của truyền thông phương Tây.
Theo số
liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet
ở Việt Nam là gần 70 triệu người, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020 - 2021 (chiếm
hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người,
tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số). Với con số
này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế
giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Người dùng Việt Nam dành trung bình tới gần 7 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt
động liên quan tới Internet và tỉ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng
Internet hàng ngày lên tới 94%.
Nhờ hạ
tầng băng rộng đã được phủ sóng khắp cả nước, Internet giờ đây đã có mặt ở mọi
nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo.
Internet ứng dụng mọi lĩnh vực của đời sống, từ giáo dục, y tế, giao thông… tới
cả xây dựng chính phủ điện tử. Mọi người dân ở Việt Nam đều có thể tự do chia
sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất là qua mạng xã
hội. Đó là những minh chứng sống động của việc Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng
và bảo vệ quyền phát triển của mỗi người dân, quyền được tự do thông tin, tự do
Internet.
Mọi người dân Việt Nam phải luôn nêu cao cảnh giác, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của những phần tử phản động
Trả lờiXóa