Hiện
nay, để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch thường
xuyên lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta
hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội là thủ đoạn thường xuyên được sử dụng.
Qua
thực tiễn có thể thấy, âm mưu này của các thế lực thù địch không mới; nói cách
khác, nó đã từng được chúng sử dụng để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa trước
đây. Câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng triệt để sử dụng âm mưu này đối với Việt
Nam?
Việt
Nam là quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo; đồng bào tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao
trong cộng đồng người Việt Nam. Nếu tranh thủ lợi dụng được đông đảo đồng bào
tôn giáo thì sẽ tạo hiệu ứng lớn trong việc chống phá của chúng. Đó là chưa đề
cập đến các hệ quả khác liên quan. Tính chất thâm độc, nguy hiểm của âm mưu này
là ở đây. Ở một khía cạnh khác, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, quyền công dân, quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo được quy định và đảm bảo
bằng Hiến pháp, pháp luật. Cùng với việc trắng trợn can thiệp - “đấu tranh pháp
lý”, chúng triệt để lợi dụng cụm từ “tự do” mà cố tình lờ đi “... trong khuôn
khổ pháp luật” để tổ chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính
trị - xã hội, tiến tới loại trừ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ
chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Để
thực hiện mưu đồ, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm tách tôn giáo ra
khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng
chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với
Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để chống phá Việt Nam;
tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của các quyền trên lĩnh vực tôn giáo
với luận điểm: “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Đồng thời cho rằng: “Việt Nam
coi tôn giáo như là một công cụ tuyên truyền cho Đảng, Nhà nước, phục vụ các
chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc
phòng”, v.v. Họ lợi dụng những vụ việc nảy sinh trong đời sống, sinh hoạt của đồng
bào tôn giáo, hoạt động tôn giáo và những bất cập, sơ hở của các cấp chính quyền
trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là những vấn đề liên
quan đến giải tỏa, đền bù đất đai, cơ sở thờ tự,… để kích động quần chúng, tín
đồ đập phá tài sản, chống người thi hành công vụ, phá rối an ninh, trật tự, cản
trở giao thông tại các địa phương. Qua đó, tổ chức ghi hình, chụp ảnh, thổi phồng,
bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, vu cáo
Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, v.v.
Rõ ràng, qua phân tích những vấn đề nêu trên cho thấy,
chiêu bài tôn giáo được các thế lực thù địch và số đối tượng chống đối ở trong
và ngoài nước triệt để lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta, là vấn đề mang
tính quy luật. Hiện nay, thủ đoạn lợi dụng chống phá của các đối tượng ngày
càng tinh vi, xảo quyệt, lại được che đậy bởi vỏ bọc tôn giáo nên người dân khó
phát hiện. Tính chất nguy hiểm ngày càng cao khi thủ đoạn này đã tác động trực
tiếp đến nhận thức, tư tưởng của đồng bào theo đạo. Đây sẽ là tiền đề để khi có
điều kiện, có thời cơ, các đối tượng sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền,
kích động, lôi kéo quần chúng tín đồ tham gia vào các hoạt động chống đối, vi
phạm pháp luật.
Do đó, mỗi cán bộ, học viên trong đơn vị hãy luôn nêu
cao tinh thần cảnh giác, chủ động lên án những mưu đồ xấu của kẻ địch. Đồng thời,
tích cực tham gia đấu tranh, đẩy lùi việc lợi dụng vấn đề chính trị để chống
phá ra khỏi đời sống tôn giáo, góp phần làm cho các hoạt động tôn giáo trở nên
thuần khiết, tốt đẹp. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của
người dân, phân biệt rõ hoạt động tôn giáo đúng nghĩa và hành vi lợi dụng tôn
giáo để kích động chống phá của kẻ xấu. Mọi hoạt động tôn giáo phải tuân thủ
giáo lý, giáo luật, tuân thủ luật pháp, đem lại đời sống đạo pháp đúng nghĩa, đảm
bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho đồng bào trên cơ sở tuân thủ pháp luật của
Nhà nước.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa