Trong thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã nhiều lần đưa ra quan điểm chính thức về xung đột Nga - Ukraine, đó là Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, thế nhưng, trên Internet, mạng xã hội, một số người lại đang cố tình đưa ra những luận điệu sai trái, suy diễn xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Sau khi Đại hội đồng
Liên hợp quốc (LHQ) bỏ phiếu thông qua nghị quyết về xung đột giữa Nga – Ukraine,
trên một số diễn đàn Internet, mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước đã đưa ra những luận điệu sai trái, thù địch, suy diễn rằng quan
điểm của Việt Nam là “mơ hồ, không rõ ràng”, “lá phiếu phản ánh xu hướng nguy
hiểm trong chính sách đối ngoại và đồng lõa với cái ác”, “lá phiếu gây thất
vọng lớn cho người dân Việt Nam”, vu cáo Việt Nam “hèn hạ và đạo đức giả”,
tuyên truyền “viễn cảnh Việt Nam sẽ như Ukraine”. Thậm chí, một số bài viết còn
đưa ra những luận điệu theo kiểu lập lờ đánh lận con đen, đưa ra những câu hỏi,
nghi vấn mang tính quy chụp, bôi nhọ quan điểm, uy tín Việt Nam trong quan hệ
đối ngoại. Nhiều bài viết bằng lối phân tích tỏ ra có trình độ, hiểu biết kiểu
“chuyên gia” song thực chất nhận thức rất lệch lạc, lộ rõ ý đồ, động cơ chống
phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đối với vấn đề xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam đã nhiều lần nêu quan điểm chính thức của mình. Ngày 01/3, phát biểu khi Đại hội đồng LHQ tổ chức phiên họp khẩn cấp lần thứ XI thảo luận về tình hình Ukraine, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái Đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nhấn mạnh rằng: “Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Âu và thế giới nói chung”.
Dân tộc Việt Nam đã
trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Để giành độc lập dân tộc và tự
do, bảo vệ nền hòa bình của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã phải hy sinh biết bao
xương máu. Bằng các cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất qua nhiều thế hệ, dân
tộc Việt Nam đã khẳng định rằng, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người
là quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, quyền được tự quyết vận mệnh
của mình. Bởi vậy, hơn ai hết, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn xây dựng một
môi trường hòa bình, hiểu biết, đoàn kết và yêu thương nhau, cùng xây dựng thế
giới ngày càng tốt đẹp. Đối với Việt Nam, cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan
trọng. Do đó, Việt Nam kêu gọi Nga và Ukraine giảm căng thẳng, ngừng bắn, bảo
đảm an ninh an toàn, nhu cầu thiết yếu của người dân, bảo đảm an ninh an toàn
cho cộng đồng người nước ngoài đang sống tại Ukraine, trong đó có người Việt
Nam. Việt Nam luôn khẳng định lập trường không thay đổi, đó là Việt Nam không
đứng về bên này chống bên kia hay ngược lại mà luôn đứng về lẽ phải, về công
lý, luật pháp quốc tế.
Nhìn
từ xung đột Nga - Ukraine chúng ta mới thấy được sự lãnh đạo tài tình của Đảng
và Nhà nước trong việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ ngoại giao, đặc biệt
là với Trung Quốc và Mỹ. Với chủ trương "thêm bạn, bớt thù", Đảng đã
phát triển thành hệ thống quan điểm, phương châm chỉ đạo xuyên suốt đối ngoại
Việt Nam thời kỳ đổi mới là nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa;
"là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế"; nắm vững hai mặt đối tác- đối tượng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh;
kiên định nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, nhưng linh hoạt, khôn khéo về sách
lược, "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Với đường lối đối ngoại đúng đắn
của Đảng đã góp phần rất quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,
thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét