Cuộc chiến tranh của
nhân dân Việt Nam chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 đã đi vào lịch sử
43 năm, nhưng âm hưởng vẫn còn trong tâm trí của mỗi người, trong nghiên cứu, kể
cả những cựu chiến binh của hai bên đã từng tham chiến.
Đã có nhiều nghiên cứu với những góc nhìn, đánh giá khác nhau và cũng còn nhiều vướng mắc khó giải thích, cho nên dẫn đến có những cách hiểu, sự đánh giá thế này hay thế khác. Việc xem xét, đánh giá một cách chính xác, khoa học cuộc chiến tranh này rất cần thiết để trả lại công bằng cho lịch sử, để có nhận thức, thái độ đúng, để suy ngẫm trong hiện tại và tương lai.
43 năm đã qua đi, đau thương rồi cũng nén
lại để cho hòa bình được phát triển. Giờ đây, chúng ta hợp tác với Trung Quốc
trên tinh thần phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí
tốt, Đối tác tốt". Tuy nhiên, gác lại không có nghĩa là lãng
quên, hằng năm Nhà nước vẫn tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến,
hàng đoàn người vẫn tìm về chiến trường xưa Vị Xuyên, Lạng Sơn… để thăm lại
đồng đội đã nằm lại, báo đài và truyền thông đưa tin trước, trong và sau ngày
kỷ niệm, tạo nên những dòng cảm xúc lắng đọng và bồi hồi, về quá khứ bi tráng
của dân tộc.
Ấy thế nhưng, năm nào cũng vậy, các thế
lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, chống đối lợi dụng viết bài trên một số
phương tiện thông tin, trang mạng xã hội tuyên truyên những luận điệu sai trái,
thù địch, xuyên tạc nội dung cuộc chiến tranh, cho rằng “chiến tranh chỉ là hệ
quả của xung đột quyền lực… nhằm xuyên tạc, kích động sự chống phá Đảng, Nhà
nước ta, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc.
Thực tế không có chuyện Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân ta
né tránh, lãng quyên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 hào
hùng của dân tộc, không quan tâm đến công tác chính sách đối với những người có
công trong cuộc chiến tranh này. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 11 năm 2011 quy định chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ
cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực
tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc,
làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã
phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định
23/2012/NĐ-CP, ngày 3 tháng 4 năm 2012 quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp một
lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với đối tượng trực tiếp tham gia
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ
quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm
trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Để tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc
chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, nhiều địa phương ở các tỉnh biên giới
phía Bắc phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể địa phương xây đài tưởng
niệm, tu tạo nghĩa trang liệt sĩ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một
số liệt sĩ để đặt tên đường phố, trường học.
Cuộc chiến tranh của
Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 gây tổn thất rất lớn cho cả hai bên.
Sự thất bại trong cuộc chiến tranh này khiến Trung Quốc tự rút ra bài học cho
mình. Đối với Việt Nam, bài học lớn là luôn cảnh giác trong bất kỳ trường hợp
nào. Bài học này còn có thể cảnh tỉnh đối với các nước trên thế giới, chỉ có
con đường hợp tác hòa bình, vì lợi ích chính đáng của các bên, tôn trọng độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau mới là con đường bền vững, lâu dài, phù hợp
với mong muốn của nhân loại tiến bộ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét