Phòng, chống tham nhũng có vai trò vô cùng quan
trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Thời gian qua, công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trong nội bộ, đã được lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện
quyết liệt, có chuyển biến rõ nét.
Trong những năm qua,
công tác này đã đạt được những thành quả to lớn như ban hành một số văn bản quy
phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân
các cấp và các cơ quan nhà nước khác đã thực hiện công khai, minh bạch trong
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xây dựng và thực hiện các chế độ, định
mức, tiêu chuẩn. Thực hiện các biện pháp về minh bạch tài sản, thu nhập của cán
bộ, công chức. Đổi mới khoa học công nghệ quản lý và phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt nhằm phòng ngừa tham nhũng. Công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục đấu tranh phòng, chống tham nhũng với nhiều hình thức phong phú.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Trung ương, đứng đầu là đồng chí
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nhiều vụ việc, vụ
án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng các
quy định của pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.
Tuy nhiên, với những
diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của thế giới và khu vực trong thời gian
tới, cũng như tình hình trong nước cho thấy Việt Nam cũng phải đối mặt với rất
nhiều thách thức trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Thời gian qua, không
ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, làm việc ở những
ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực vi phạm các quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật của Đảng, hành chính của Nhà
nước và xử lý hình sự. Tổng kết công tác xây dựng Đảng của nhiệm kỳ XII, Đại
hội XIII đã chỉ ra: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu;
tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng
Trong mọi hoàn cảnh,
cán bộ, đảng viên phải tự giác làm gương, không chỉ về tư tưởng chính trị mà
còn về đạo đức, lối sống; không chỉ trong lời nói mà trong cả việc làm, thực
hiện nghiêm chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Tự giác nêu gương của cán bộ, đảng viên luôn là chuẩn mực đạo đức
để quần chúng soi rọi, noi theo.
Tin chắc rằng, với sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị một cách đồng bộ, đầy đủ, toàn diện cùng với
trách nhiệm nêu gương của mỗi cán, bộ đảng viên thì công tác phòng, chống tham
nhũng sẽ mang lại hiệu quả cao, tình trạng tham nhũng sẽ được đẩy lùi góp phần
củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ XHCN./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét