Xung đột quân sự Nga - Ukraine - một sự kiện làm rung chuyển toàn cầu trong thời gian qua được đánh giá sẽ tác động không nhỏ tới cấu trúc an ninh khu vực châu Âu, thậm chí cả cục diện chính trị thế giới. Mọi nỗ lực ngoại giao, đàm phán đối thoại được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay để có thể chấm dứt chiến sự, hạ nhiệt và tìm lối thoát cho cuộc khủng khoảng này.
Cuộc khủng hoảng
chính trị Nga - Ukraine hiện nay bắt nguồn từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh
đến nay, gần hơn là năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, tiếp theo là một
số bất ổn ở khu vực Donbass, phía đông của Ukraine - nơi có hai nước Cộng hòa tự
xưng là Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR). Gần đây nhất là từ cuối năm 2021 đến
nay, tình hình trở nên đặc biệt căng thẳng vào thời điểm tháng 12-2021, Nga gửi
đến Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bản đề nghị an ninh gồm 8
điểm, trong đó nêu rõ các quan ngại về an ninh được coi như những “lằn ranh đỏ”,
đó là: 1- Ukraine không thể trở thành thành viên của NATO; 2- NATO không tiếp tục
mở rộng sang phía đông; 3- NATO quay trở lại điểm xuất phát năm 1997, nghĩa là
trước khi mở rộng sang phía đông, kết nạp các nước Đông Âu và ba nước Cộng hòa
Baltic làm thành viên mới mà Nga cho là đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và lợi
ích chiến lược của Nga.
Thứ nhất, từ
góc độ chủ nghĩa hiện thực chính trị, khi tìm hiểu về quy luật vận động và đấu
tranh của nền chính trị quốc tế. Nằm trên lục địa Âu - Á, Ukraine là “vùng đệm
tự nhiên” giữa Đông và Tây. Cả Nga và phương Tây đều cho rằng, bên kia là mối
nguy cơ an ninh, đe dọa sự tồn tại của mình. Theo Nga, việc Ukraine xin gia nhập
NATO sẽ làm mất cân bằng cán cân quyền lực an ninh ở sườn phía tây của Nga, đe dọa
đến không gian sinh tồn của nước Nga, mất vùng đệm chiến lược, suy giảm ảnh hưởng
địa - chính trị từng có trong thời kỳ Liên Xô.
Thứ hai, từ góc
độ chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa tự do - gốc rễ là sự xung đột không thể giải
quyết giữa hai nền văn minh Anglo-Saxon và Slavo, là phản ứng trước sự bành trướng
địa - chính trị của những người Anglo - Saxon dưới lớp vỏ lan rộng của toàn cầu
hóa muốn thống trị toàn bộ châu Âu.
Về phía Nga, Tổng
thống Nga V. Putin khẳng định với nước Nga và toàn thế giới rằng, Ukraine không
chỉ là một đất nước láng giềng mà còn là một phần không thể tách rời của lịch sử,
văn hóa và không gian tinh thần Nga. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc xung đột
hiện nay là do phương Tây và Ukraine không nhìn thấy hết và đáp ứng các quan ngại
của Nga về an ninh quốc gia, không thấu hiểu lợi ích chiến lược của nhau và lập
trường của hai bên quá xa nhau về vấn đề Ukraine.
Về phía Mỹ và phương Tây, kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, NATO luôn xem Nga là mối đe dọa an ninh số 1; còn Mỹ coi Nga và Trung Quốc là những “đối thủ cạnh tranh chiến lược” hàng đầu. Mỹ và phương Tây luôn muốn dập tắt những hy vọng của Nga trong việc phục hồi vị thế cường quốc toàn cầu của Liên Xô như trước đây thông qua quá trình “Đông tiến” của NATO.
Về phía Trung Quốc,
vào thời điểm căng thẳng ở Ukraine và châu Âu lên cao, ngày 11-2-2022, chính
quyền Tổng thống Mỹ J. Biden công bố Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
an toàn và thịnh vượng” với 5 ưu tiên; đồng thời, công bố chương trình hành động
- đây được xem là điểm mới so với trước - nghĩa là Mỹ không chỉ có ý chí chính
trị mà còn dành các nguồn lực về kinh tế, ngoại giao, quốc phòng thích đáng để
hỗ trợ cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới. Điều đó cho thấy, dù
có những mối quan tâm ở châu Âu, nhưng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới
là ưu tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ J. Biden.
Có thể thấy, dường
như cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, trở thành yếu
tố gia tăng sự phức tạp, rối ren và khó đoán định. Việc giảm căng thẳng tại
Ukraine hiện nay là một nỗ lực rất cần thiết đòi hỏi sự quyết tâm chung của các
bên liên quan và của cả cộng đồng quốc tế, nhằm hướng tới thúc đẩy xây dựng
lòng tin cũng như xây dựng một cấu trúc an ninh mới phù hợp, mang lại lợi ích
chung, hài hòa cho các nước một cách cân bằng, hữu hiệu và bền vững./.
Quan hệ Nga -
Trung Quốc đã được cải thiện đều đặn trong hơn ba thập niên, với sự thống nhất
chặt chẽ hơn về nhiều vấn đề, bao gồm hệ tư tưởng, an ninh, không gian mạng và
quản trị toàn cầu. Quan hệ Nga - Trung Quốc đang có những dịch chuyển trong thời
gian gần đây; hai bên đã có những thỏa thuận và tăng cường hợp tác với nhau về
cung ứng năng lượng, nguyên liệu thô, hàng hóa, cùng chia sẻ áp lực và mối nguy
cơ từ phía Mỹ và phương Tây áp đặt lên. Đáng chú ý, Trung Quốc đã dỡ bỏ toàn bộ
lệnh cấm nhập khẩu đối với lúa mì từ Nga trong bối cảnh căng thẳng Nga -
Ukraine leo thang, cho thấy mối quan hệ giữa Nga - Trung Quốc đang được thắt chặt
khi Mỹ và các đồng minh áp đặt những lệnh trừng phạt mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét