Trong bối cảnh thế giới đầy chia rẽ qua cuộc
khủng hoảng Ukraine, Việt Nam thông qua Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện
nước ngoài đã thể rõ quan điểm thống nhất, chặt chẽ, hợp tình hợp lý. Thế nhưng
có một số đối tượng lợi dụng vấn đề này tự ý thể hiện quan điểm nhằm chống phá
đường lối ngoại giao của Việt Nam.
Bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời
Ukraine tại Việt Nam đã thể hiện sự “thất vọng” khi Việt Nam cùng với một số
quốc gia khác bỏ phiếu trắng cho nghị quyết của Liên Hợp Quốc về tình hình
chiến sự Nga – Ukraine. Vốn đang chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến, hẳn
nhiên Ukraine không mong chờ một lá phiếu như vậy của Việt Nam. Nhưng từ góc nhìn
lợi ích quốc gia và dân tộc, người Việt Nam chúng ta không được quyền đồng tình
với suy nghĩ này.
Chiều ngày 3/3, tại buổi họp báo, bình luận về
các diễn biến Ukraine hiện nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
cho biết: “Việt Nam cho rằng ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt
các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong và tổn thất đối với
dân thường, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh nhằm đạt
được giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên, trên
cơ sở phù hợp với Hiến chương của LHQ, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế”.
Bà Hằng cũng lưu ý rằng lập trường này của
Việt Nam đã được nêu rõ tại phát biểu ngày 25/2 của Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao và phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ vừa qua vào ngày 1/3. Trong
phát ngôn này có hai thông điêp quan trọng: Thứ nhất là quan điểm của Việt Nam
luôn nhất quán kể từ phát ngôn đầu tiên vào thời điểm chỉ một ngày sau khi Nga
chính thức phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào Ukraine cho đến trước
khi bỏ phiếu. Điểm thứ hai là cụm từ “có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả
các bên” và phải phù hợp luật pháp quốc tế. Rõ ràng, Việt Nam thể hiện mình là
một trong số rất ít quốc gia không tỏ quan điểm phải ủng hộ bên này hoặc phải
lên án bên kia. Thế nhưng, rất đáng tiếc là có một số người Việt Nam, bao gồm
cả các đối tượng quá khích đã hiểu lầm, thậm chí xuyên tạc phát biểu, chủ
trương đường lối của đất nước, gọi tấm phiếu trắng là thể hiện của việc “nói một
đằng làm một nẻo”.
Phải thừa nhận một thực tế là trong các tranh
luận xã hội gần đây đã có sự chia rẽ trong cộng đồng người Việt về việc Nga hay
Ukraine, nước nào đúng, nước nào sai. Điều này xuất phát từ việc trước hết
Ukraine và Nga đều là những nước có quan hệ rất tốt với Việt Nam, thứ hai là
hiện nay Ukraine được sự ủng hộ tuyệt đối của truyền thông phương Tây vốn có
nhiều ảnh hưởng, thao túng. Thế nhưng, mỗi người cần tự hỏi chính mình là khi
đánh giá như vậy, họ dựa trên căn cứ nào? Nga có lý lẽ của Nga, Ukraine có lý
lẽ của Ukraine, nhưng đứng từ vị thế trung gian trên bình diện quốc tế, lợi ích
của quốc gia, dân tộc mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, phát ngôn của Việt
Nam thể hiện rõ ràng đường lối ngoại giao đúng đắn, luôn đứng ở góc nhìn lợi ích
quốc gia của Việt Nam.
Trong các mối quan hệ quốc tế, người Việt Nam
chọn vị thế hòa bình, sẵn sàng làm bạn với mọi quốc gia trên thế giới. Lâu nay,
quan hệ của Việt Nam và Nga cực kỳ hữu nghị, tốt đẹp và bền chặt, vì thế Việt
Nam đương nhiên hiểu rõ các lý lẽ của Nga. Việt Nam không ủng hộ “can thiệp vào
công việc nội bộ của các quốc gia” và “sử dụng vũ lực” (không bỏ phiếu chống)
nhưng cũng không lên án vì hiểu rõ lý lẽ của Nga từ yêu cầu thiết thực “có tính
đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên” (không bỏ phiếu thuận). Để bảo vệ
lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế, Việt Nam luôn kêu gọi các bên tuân thủ
luật pháp quốc tế. Có thể nói lựa chọn phiếu trắng là một phương án đúng đắn,
đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia cũng như giữ gìn quan hệ với các quốc gia, đối
tác và bạn bè thân thiết trên thế giới.
Đường lối ngoại giao của Việt Nam từ trước đến
nay luôn luôn được thế giới đánh giá rất cao, thể hiện qua việc có quan hệ hữu
hảo với những cường quốc lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.
Ngay cả nước Mỹ cũng đã đặt vấn đề muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam lên cấp
cao nhất, thể hiện qua việc xây dựng tòa đại sứ lớn nhất thế giới đặt tại Hà
Nội. Đại dịch Covid-19 vừa qua cũng cho thấy chúng ta đã “ngoại giao vaccine”
hiệu quả đến mức độ nào, khi chỉ trong vài tháng đã từ một nước tiêm chủng chậm
trở thành 1 trong 6 quốc gia tiêm phủ vaccine hàng đầu thế giới.
Thế nhưng, trong thế giới lộn xộn của mạng xã
hội, có rất nhiều thành phần thiếu hiểu biết vào xuyên tạc và bôi nhọ chính
sách của Nhà nước. Đa số những người này là thiếu hiểu biết, bị ảnh hưởng quá
nặng bởi truyền thông phương Tây, một số khác là những người chuyên chọc ngoáy
và chống phá. Các “tổ chức dân sự xã hội” đến thăm và gửi thư cho bà Nataliya
Zhynkina, Đại biện lâm thời của Ukraine tại Việt Nam.
Mới đây, có một số đối tượng như Mạc Văn
Trang, Nguyễn Đình Cống… “hớn hở” lên mạng khoe rằng đã cùng các “tổ chức dân
sự xã hội” đến thăm và gửi thư cho bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời của
Ukraine tại Việt Nam. Trong bức thư này, họ thể hiện việc hoàn toàn ủng hộ và
“đứng bên Ukraine để bảo vệ một nền dân chủ non trẻ vừa mới thoát ra khỏi quá
khứ độc tài”. Họ còn trâng tráo phát ngôn rằng mong bà Zhynkina biết rằng “luôn
có những người bạn Việt Nam” đứng về Ukraine. Việc đặt tên tổ chức, phát ngôn
ủng hộ, dùng các thuật ngữ “dân chủ” cho thấy những người này dường như muốn tự
tách mình ra khỏi đất nước và dân tộc, thậm chí chống phá đường lối ngoại giao
của quê nhà.
Mọi người đều có quyền nói lên quan điểm của
mình, thích nước này, ghét nước kia, nhưng phải luôn đặt Tổ quốc và dân tộc lên
trên hết. Thiết nghĩ với các hành vi có tính chất phá hoại quan điểm ngoại giao
của Việt Nam, gây hiểu lầm và chia rẽ, những kẻ đang giương ngọn cờ và khẩu
hiệu lạc lần cần phải đối mặt với những chế tài nghiêm khắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét