Giữa những căng thẳng ở mặt trận Ukraine - Nga, thì Trung Quốc mới đây triển khai một cuộc tập trận nằm ở giữa tỉnh Hải Nam của nước này và lấn một phần sang vùng biển Việt Nam. Và dĩ nhiên là cư dân mạng Việt Nam lên đồng, nhiều người bi quan rằng "Trung Quốc chuẩn bị đánh Việt Nam đến nơi” và tâm lý bài trừ Trung Quốc cực đoan, mong muốn trở thành đồng minh của Hoa Kỳ lại xuất hiện trong nhiều hội nhóm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Quốc gia nào tập trận trên Biển Đông
nhiều nhất? Không phải Trung Quốc mà là Hoa Kỳ mới là quốc gia triển khai tập
trận, huấn luyện nhiều nhất. Hoa Kỳ còn kéo thêm cả đồng minh như Nhật, Úc,
Pháp, Anh… tiến hành tập trận rầm rộ ở Biển Đông. Nhưng cánh báo chí Việt Nam
luôn viết như thể rằng các quốc gia trên tập trận vì bảo vệ công lý, trấn áp
Trung Quốc mà lờ đi rằng, họ tập trận ở ngay trên vùng biển của Việt Nam. Và
trong mọi thông báo liên quan, các quốc gia trên không có bất cứ một dòng nào
mô tả rằng “bảo vệ Việt Nam”. Ngược lại, những thông báo của phía Hoa Kỳ và
đồng minh nhiều lần trực tiếp, công kích và làm phức tạp hóa tình hình Việt
Nam, vu cáo Việt Nam là “quốc gia gây căng thẳng và có những yêu sách chủ quyền
quá mức”.
Có thể các bạn không biết rằng, Hoa
Kỳ chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Ngược lại, luôn
cố gắng thách thức và phủ nhận chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Cuối năm 2020, tàu khu trục USS John
S. McCain tiến hành tuần tra tại Nam Biển Đông và thông báo của Hạm đội Thái
Bình Dương cho biết tàu chiến này thách thức các “yêu sách hàng hải quá mức”
của Việt Nam tại quần đảo Côn Đảo, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 150km về phía
Đông Nam. Cần biết rằng, quần đảo Côn Đảo là một phần lãnh thổ không thể tranh
cãi ở Việt Nam, không hề có tranh chấp.
Vào 02/2021, USS Russell tiến hành
tiến vào khu vực 12 hải lý ở các đảo trung tâm quần đảo Trường Sa. Đại diện hải
quân Mỹ cho biết tàu chiến này hoạt động nhằm thách thức “các hoạt động trái
pháp luật” và các “yêu sách chủ quyền vô lý” của Trung Quốc, Việt Nam, Đài
Loan. Trước đó, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz, tiến hành các cuộc tập
trận hai tàu sân bay lớn chưa từng có ở Biển Đông nhằm chống “các yêu sách hàng
hải bất hợp pháp và sâu rộng ở Biển Đông” của các quốc gia liên quan, trong đó
có Việt Nam.
Tương tự, vào giữa năm 2021, người
phát ngôn của Hải quân Hoa Kỳ cho biết “hải quân Hoa Kỳ luôn muốn thách thức
các yêu sách chủ quyền vô lý của Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan ở Biển Đông.
Đây là phát ngôn tái khẳng định Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận bất cứ một tuyên bố
chủ quyền nào ở Biển Đông.
Cuối 11/2021, Nhật Bản và Hoa Kỳ
tiến hành các cuộc tập trận chống ngầm tại Biển Đông. Theo tuyên bố của các bên
liên quan, cuộc tập trận này nhằm mục đích “chống các lực lượng ngầm tiềm năng
đe dọa, áp đặt chủ quyền vô lý ở Biển Đông”. Đoán xem, quốc gia nào có lực
lượng tàu ngầm hiện diện thường xuyên tại Biển Đông? Chắc chắn là có tên Việt
Nam rồi.
Chúng ta lên tiếng vì những hoạt
động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Đúng. Nhưng, chúng ta cũng không
được xem nhẹ và lãng quên đi các hoạt động vô lý của lực lượng quân đội nước
khác tại Biển Đông. Trong khi cánh báo chí và dân mạng lại quá tập trung vào
Trung Quốc mà quên đi hoạt động của một kẻ “ném đá giấu tay” Hoa Kỳ.
Nhiều người còn ngây thơ tin rằng
Hoa Kỳ sẽ “đánh Trung Quốc vì Việt Nam”, “Hoa Kỳ đang bảo vệ Biển Đông”, làm gì
có chuyện tốt đẹp như vậy?
Yêu nước cần một sự tỉnh táo, minh
triết và suy nghĩ rộng mở, cấn “trái tim nóng và cái đầu lạnh”. Trong bàn cờ
chính trị Biển Đông, chúng ta có những tranh chấp trực tiếp với các quốc gia
khác và cũng phải đối diện với cả những quốc gia luôn muốn “ăn phần”, “chia
chác” khu vực Biển Đông. Liệu các quốc gia khác có giúp chúng ta thực sự không
hay lại "đổ thêm dầu vào lửa". Hãy tự lực tự cường và đừng quen thói
dựa dẫm.
CHÍNH SÁCH “BỐN TRÁNH”, “BỐN KHÔNG”
TRONG QUAN HỆ QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM
“BỐN TRÁNH”
1. Tránh đối đầu về kinh tế;
2. Tránh bị cô lập về ngoại giao;
3. Tránh bị lệ thuộc về chính trị;
4. Tránh xung đột về quân sự.
“BỐN KHÔNG”
1. Không tham gia bất cứ liên minh
quân sự nào;
2. Không cho bất cứ nước nào đặt căn
cứ quân sự ở Việt Nam;
3. Không dựa vào nước này để chống
nước kia;
4. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực đối với nước khác./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét