Ngày
14/3/1988, lợi dụng tình hình căng thẳng, nhằm gây bất lợi cho Việt Nam trên
nhiều mặt, Trung Quốc đã cho lực lượng vũ trang tấn công cụm 3 đảo: Cô Lin, Len
Đao và Gạc Ma của Việt Nam. Đây là cụm đảo nằm ở vị trí án ngữ giữa các đảo
trong quần đảo Trường Sa. Sự việc xảy ra khi những người lính công binh đang
vận chuyển vật liệu ra xây dựng trên đảo thì bị hải quân Trung Quốc bất ngờ tấn
công.
Các
chiến sĩ của ta chống trả quyết liệt, quyết tâm bảo vệ lá cờ chủ quyền, người
trước ngã xuống, người sau xông lên. Sau thời gian giao tranh quyết liệt, quân
Trung Quốc rút ra tàu dùng pháo lớn bắn vào đảo làm 64 người hy sinh và nhiều
người bị thương.
Địch
chiếm được Gạc Ma và âm mưu tấn công chiếm luôn 2 đảo còn lại, nhưng đã bị bộ
đội ta chống cự quyết liệt nên phải từ bỏ ý đồ. Gạc Ma bị chiếm đóng trái phép
từ đó đến nay.
Máu
của các chiến sĩ hy sinh đã hòa vào Biển Đông, tên tuổi các anh mãi mãi ở lại
trên vùng biển đảo thiêng liêng của đất nước. Chúng ta có được vùng trời, vùng
biển thiêng liêng như ngày hôm nay không bao giờ quên ơn những người chiến sĩ
đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Lịch
sử là như vậy, nhưng các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã cố
tình xuyên tạc, lợi dụng sự hy sinh đó để đưa ra những luận điệu vu khống,
xuyên tạc sự thật. Chúng lợi dụng sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương
tưởng niệm, tri ân các liệt sĩ tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma để tuyên
truyền xuyên tạc lịch sử, vu cáo Đảng, Nhà nước cố tình lãng quên sự kiện. Đó
là luận điệu với ý đồ xấu nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, hạ
thấp vai trò của Đảng, Nhà nước.
Trong thực tế, các chiến sĩ từng cống hiến trong trận Gạc Ma
đã được tri ân cả ngay sau trận chiến lẫn trong thời điểm hiện tại. Với chiến
công oanh liệt, tàu HQ 505 và 5 cán bộ, chiến sĩ Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Vũ
Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh, Trần Văn Phương được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng
danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Cũng không có chuyện trận Gạc Ma bị lịch sử lãng quên. Diễn
biến của trận đánh đã được ghi lại rất chi tiết trong cuốn “Lịch sử Hải quân
Nhân dân Việt Nam”, do Bộ Tư lệnh Hải quân biên soạn năm 2005 và bổ sung năm
2015.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây cứ vào ngày 14/3 hằng năm,
các cấp chính quyền và nhiều người dân đã và đang có những việc làm thiết thực
như xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma; tổ cức thăm hỏi và tặng quà Cựu chiến
binh và gia đình thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma; báo chí trong nước cũng đã đăng
tải nhiều bài viết về sự kiện này…
Như vậy, không có chuyện sự kiện Gạc Ma bị Đảng, Nhà nước và
nhân dân lãng quên như thông tin bịa đặt trên. Bạn đọc cần hết sức cảnh
giác, đấu tranh bác bỏ với những bài viết có nội dung như vậy./.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét