Mô
hình tam quyền phân lập ra đời, ban đầu nhìn chung, với chủ trương phân quyền để
chống lại chế độ phong kiến chuyên chế, thanh toán nạn lạm quyền, để chính quyền
không thể gây hại cho người bị trị và bảo đảm quyền tự do cho nhân dân. Theo
các nhà nghiên cứu “tam quyền phân lập” là nguyên tắc tổ chức của Nhà nước tư bản
hiện nay để không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào một cơ quan nhất định
bằng sự phân chia quyền lực và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, do mỗi nước có truyền thống lịch sử, văn hoá, điều
kiện đặc thù khác nhau nên không thể có một khuôn mẫu chung nào về “tam quyền
phân lập” để áp dụng chung cho tất cả các nước mà mỗi nước có một mô hình tổ chức
khác nhau.
Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, một số cá nhân lợi dụng việc chậm cụ thể hóa
quy định của Hiến pháp về cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà
nước ở các cấp, tình trạng tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và việc hoạt
động chưa thật sự hiệu quả của một số thiết chế trong bộ máy nhà nước... để phủ
nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy
nhà nước và tung hô, cường điệu hóa, lý tưởng hóa học thuyết “tam quyền phân lập”.
Cụ
thể, ngày 05/4/2024, trên trang facebook Việt Tân phát tán bài “Đổi tên để tòa
án độc lập xét xử”, nội dung xuyên tạc kết quả Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt
động chuyên trách lần thứ 5 nhiệm kỳ khóa XV thảo luận về Dự thảo Luật tổ chức
Tòa án nhân dân (sửa đổi), phủ nhận sự độc lập của tòa án trong xét xử các vụ
án, đồng thời kêu gọi xây dựng nhà nước “tam quyền phân lập” ở Việt Nam. Có thể
khẳng định ngay rằng, đó là luận điệu sai trái, cực đoan và cơ hội chính trị. Đây
là những luận điệu không mới và đã được các thế lực thù địch, phản động ra sức
tuyên truyền, kích động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở
nước ta.
Đầu
tiên, có thể thấy các nước tư bản vẫn cứ ca ngợi “tam quyền phân lập”. Thế
nhưng, đó chỉ là “cái bánh vẽ”. Bởi, nguyên gốc tư tưởng của những người khởi
xướng ra nó là để chống chế độ chuyên chế phong kiến, đúng hơn là khi đó, hệ tư
tưởng của giai cấp tư sản đang lên, nhân danh xã hội đấu tranh, giành quyền cho
giai cấp tư sản. Nhưng khi giành được quyền lực, thì họ đâu có thực hành dân chủ
cho toàn xã hội, bảo đảm các quyền cho toàn thể dân chúng. Để tránh xung đột,
cao hơn là cách mạng xã hội do bất công, chuyên chế tư sản tạo ra, họ đã mượn
luôn cái tư tưởng phân quyền để dựng lên những cái hiến pháp được gọi là “công
lý” và “tự do” ấy.
Đề
cao “tam quyền phân lập”, Hiến pháp Hoa Kỳ đã làm mất ngay quyền lực của dân từ
đạo luật gốc này. Trong cái thiết chế “tam quyền” ấy, duy chỉ có Quốc hội là
dân được bầu trực tiếp, song cũng chỉ đối với Hạ viện thôi. Còn Tổng thống, dân
chúng đâu có được bầu trực tiếp mà phải gián tiếp bầu qua đại cử tri. Riêng với
tư pháp, tuy Khoản 2, Điều II xác định: “Tổng thống sẽ bổ nhiệm… các quan tòa của
Tòa án Tối cao”, nhưng Khoản 1, Điều III lại xác lập: “Các quan tòa của Tòa án
Tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời”… Với nhiều
lý do khác, song cũng vì cấu trúc “tam quyền phân lập” mà chính giới Hoa Kỳ phải
thừa nhận: “tổng số cử tri đi bầu nhìn chung - kể cả trong các cuộc bầu cử tổng
thống - đều thấp hơn so với ở hầu hết các nền dân chủ khác”. Rõ ràng, dưới chế
độ tư bản, tiếng là phân quyền song chỉ là giả hiệu; hô hào “tam quyền phân lập”
chẳng qua là một thủ đoạn chính trị, đúng như nhận định xuyên thời đại của
C.Mác: “Cứ 3 năm hoặc 6 năm một lần lại quyết định cá nhân nào trong giai cấp
thống trị phải đại diện và đàn áp nhân dân tại Nghị viện”.
Ở
Việt Nam, chúng ta đã tiếp thu mặt tiến bộ trong kỹ thuật tổ chức các thiết chế
nhà nước trên thế giới, trong đó việc “phân công” và “phối hợp” giữa 3 nhánh
quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để tổ chức bộ máy nhà nước,
kiểm soát quyền lực nhà nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thể hiện rõ ở
các bản hiến pháp Việt Nam, đặc biệt là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001) và trong Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” nên “Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Như
vậy, mục tiêu cuối cùng của thống nhất quyền lực nhà nước là phục vụ nhân dân.
Đây là tính ưu việt tuyệt đối của Hiến pháp Việt Nam do thiết chế phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan quyền lực đem lại. Hiến pháp cấu trúc cả một
chương “Chế độ chính trị”. Tại đây, bất cứ một điều nào cũng phản ánh đầy đủ,
đúng nghĩa “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Từ Nhà nước, Đảng cho đến Mặt trận Tổ quốc
các đoàn thể chính trị, xã hội… với chức năng, quyền hạn, mối quan hệ chính trị,
xã hội, pháp lý của mình đều nằm trong nội hàm nhân dân, hướng tâm phục vụ nhân
dân; thực hiện “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” chứ không phải để
phân tách, phân rã quyền lực của nhân dân như các thiết chế tam quyền phân lập.
Từ
những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn như đã phân tích ở trên, chúng ta khẳng
định rằng: “tam quyền phân lập” có thể phù hợp ở các mức độ khác nhau với một số
nước trên thế giới, nhưng không phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam, bởi
lẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước theo phương thức nào là phụ thuộc vào thể
chế chính trị của mỗi quốc gia. Thực tiễn và kinh nghiệm qua gần 40 năm đổi
cũng như việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của các nước trong tiến trình hội
nhập quốc tế đã cho thấy, tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng trong hoạch định
đường lối đổi mới, lựa chọn mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam không “tam quyền phân lập” mà thống nhất quyền lực của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối
hơp và kiểm soát giữ các cơ quan nhà nước trong viêc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét