Báo chí có
vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.
Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp
cận, cung cấp và phản hồi thông tin trên báo chí… Ở Việt Nam những năm qua, tự
do báo chí, tự do ngôn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía
cạnh pháp lý và thực tiễn. Song, lợi dụng chiêu bài “tự do báo chí”, “tự do
ngôn luận”, vấn đề “nhân quyền”, các thế lực thù địch đã và đang ra sức tiến
hành diễn biến hòa bình trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng nhằm thao túng dư
luận, gây rối loạn xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Về mặt thủ
đoạn, các đối tượng chống phá sử dụng chiêu bài xuyên tạc khái niệm tự do báo
chí; lôi kéo đội ngũ người làm báo theo hướng phục tùng mưu đồ của chúng; viện
dẫn các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về tự do báo chí
nhưng cố tình lờ đi những quy định pháp luật về tự do báo chí, tự do ngôn luận
rồi tán phát qua Internet, mạng xã hội làm cho nhiều người hiểu lầm rằng “tự do
báo chí” là một quyền tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào.
Những kẻ
chống phá dường như cố tình quên rằng việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách
nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được quy định cụ thể trong
Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan đồng thời được triển khai thực
hiện trong thực tế. Nhiều năm qua, Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ
thống pháp luật, tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công
dân, trong đó có quyền tự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập
hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều 11,
Luật Báo chí sửa đổi (2016) quy định rõ: Công dân có quyền: “Phát biểu ý kiến
về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê
bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét