Thời gian qua, một số trang mạng xã hội thuộc
các tổ chức, phản động bên ngoài thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền,
xuyên tạc, bóp méo sự thật, phê phán Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho rằng việc
Quốc hội ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã vi phạm nghiêm trọng dân chủ,
nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đáng chú ý, ngày 30/8/2023, một số đối
tượng trước đây là công dân của tỉnh Lai Châu, do nghe và tin theo đối tượng
xấu nên số đối tượng này đã rời bỏ quê hương, di cư trái phép ra nước ngoài để
xin tị nạn, tiếp tục câu kết với các tổ chức phản động hoạt động chống phá trở
lại, chúng triệt để lợi dụng không gian mạng (Facebook, Youtube) để tuyên
truyền, xuyên tạc điều 16 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo về Điều kiện đăng ký
sinh hoạt tôn giáo tập trung với nội dung: “Đây là điều luật quy định các
điều kiện cần khi mình muốn đăng ký một điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung,
các điều kiện đăng ký bao gồm: Tên điểm nhóm; có giáo lý, giáo luật; người đại
diện và có nơi để sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Khoản 1: Nếu điểm nhóm của mình là thành viên
của tổ chức tôn giáo thì tổ chức tôn giáo đó phải đi đăng ký cho mình, mình
thấy các điểm nhóm của chúng mình thường tự đi đăng ký điều này là không đúng.
Khoản 2: Quy định nếu điểm nhóm chúng mình
chưa hoặc không muốn tham gia vào thành viên của tổ chức tôn giáo thì người đại
diện của chúng mình sẽ đi đăng ký, “đăng ký là hình thức thông báo” chứ “không
phải đi xin chính quyền”, nếu điểm nhóm của mình không đủ các điều
kiện này thì cứ sinh hoạt bình thường khỏi cần phải đi đăng ký, vì luật không
bắt buộc phải đi đăng ký nhé mọi người, bởi đây là quyền của mình và họ không
có tư cách gì cho mình”. Rõ
ràng đây là hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo điều khoản quy định của
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng nội dung trên không nằm trong Điều 16
của Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Theo Điều 16 - Luật tín ngưỡng,
tôn giáo được quy định cụ thể như sau:
Khoản 1: Tổ chức tôn giáo
đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện
thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt
động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ
chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người
đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong
lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang
bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
Khoản 2: Những người theo tôn giáo không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập
trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều
kiện sau đây:
a) Có giáo lý, giáo luật;
b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập
trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận
đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Như vậy, các đối tượng đã lợi dụng sự thiếu
hiểu biết của một bộ phận quần chúng nhân dân theo tôn giáo để cố tình tuyên
truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
tôn giáo (Luật Tín ngưỡng, tôn giáo) nhằm kích động, chia rẽ giữa chính quyền
với các tôn giáo, hướng dẫn cho các điểm nhóm có nhu cầu đăng ký sinh hoạt tôn
giáo tập trung, không phải thực hiện theo như các điều khoản mà Luật quy định.
Các tổ chức tôn giáo, quần chúng tín đồ cần nắm vững chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề tôn giáo, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo năm 2016, Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ về quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo để
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không bị các thế lực thù địch, phản
động, đối tượng xấu xúi dục thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét