Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết, quyết liệt chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó có phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với luận điểm “ở Việt Nam không có đa nguyên, đa đảng thì không có dân chủ”. Các thế lực thù địch, phản động đã và đang kêu gọi Việt Nam cần phải có “đa đảng đối lập”. Có thể khẳng định đây là luận điểm tuyên truyền của các thế lực thù địch nhằm hướng tới mục đích hàng đầu là làm suy yếu, đi đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là mưu đồ hết sức thâm độc, nguy hiểm, trắng trợn của chúng. Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự thành công của cách mạng Việt Nam. Đó là sự thật hiển nhiên, được nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế thừa nhận. Vậy mà, đâu đó vẫn tồn tại những luận điệu lạc lõng, muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và hướng lái con đường phát triển của Việt Nam theo hướng đa nguyên, đa đảng. Điển hình như bài viết “Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên bước vào tuổi 42” của các thế lực thù địch được tán phát rộng rãi trên nhiều diễn đàn phản động. Với góc nhìn thiển cận và có phần lú lẫn chúng lớn tiếng kêu gọi tranh đấu vì một tương lai khác cho đất nước, để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên. Đây là luận điệu phản khoa học, cổ súy cho việc thực hiện chế độ đa nguyên ở Việt Nam, muốn hướng lái con đường phát triển của đất nước và phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng
ta cần khẳng định thực hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa với mở rộng dân
chủ, không bảo đảm được sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Hiện nay
có nhiều luồng ý kiến khác nhau, cho rằng thực hiện đa nguyên, đa đảng sẽ tạo
nên “sự cạnh tranh” bình đẳng giữa các đảng phái, từ đó mở rộng được quyền dân
chủ, quyền tham gia vào các hoạt động chính trị của người dân. Mô hình này tốt
hơn nhiều so với “độc đảng”. Nhưng hiện thực thế giới lại chứng minh một điều
ngược lại. Chế độ đa nguyên, đa đảng ở các quốc gia tư bản chỉ là vỏ bọc để
thực hiện nhất nguyên, nhất đảng - đảng của giai cấp tư sản. Ngay như ở Mỹ, dù
đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa nắm quyền thì đều là đảng của giai cấp tư sản,
bảo vệ quyền lợi thiểu số cho giai cấp tư sản và những người có tiền trong xã
hội. Dân chủ không thực sự có đối với người dân, đặc biệt là người da màu. Một
nước Mỹ được coi là thiên đường dân chủ, một hình mẫu đa nguyên đa đảng, nhưng
dân nghèo vẫn không có quyền bình đẳng, người da màu vẫn bị đối xử bất công.
Đói nghèo, bệnh tật, thất học, sống vô gia cư… luôn là nỗi lo thường trực của
người dân Mỹ. Còn việc tham gia vào các hoạt động chính trị cũng khá xa vời.
Các đời tổng thống Mỹ đều được quyết định bởi các phiếu “đại cử tri” chứ không
phải những phiếu phổ thông của người dân - mặc dù họ vẫn được đi bầu cử. Tiếng
nói của người dân đòi hỏi về an sinh xã hội chỉ được đáp ứng một phần, nếu như
nó có tác dụng gây thanh thế cho đảng phái hay một chính trị gia nào đó đang
tranh cử. Nhìn vào nước Mỹ và nhiều nước tư bản khác để chúng ta nhận định rõ
bản chất thật sự của đa nguyên, đa đảng. Chế độ đó không phải là “màu hồng”,
không phải là sự lựa chọn đúng đắn. Nó mang đến nhiều hệ lụy mà người gánh chịu
trực tiếp là số đông dân nghèo trong xã hội.
Thực
tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã phủ nhận chế độ đa nguyên, đa đảng. Không
phải ngay từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố giành độc quyền
lãnh đạo. Việt Nam cũng từng tồn tại nhiều đảng phái, theo những hệ tư tưởng
khác nhau. Tuy nhiên, đứng trước vận mệnh dân tộc, những đòi hỏi của phong trào
đấu tranh cách mạng, các đảng phái khác đã tỏ rõ sự yếu kém, từng bước thui
chột, từ bỏ quyền lãnh đạo, thậm chí còn quay sang phản bội nhân dân. Lịch sử
đấu tranh cách mạng của dân tộc đã tạo nên “màng lọc” khắt khe, để rồi có một sự
lựa chọn duy nhất đúng đắn về lực lượng lãnh đạo - đó là Đảng Cộng sản Việt
Nam. Sự vĩ đại của Đảng được thể hiện rõ nét trong những “khúc quanh” của lịch
sử. Đảng không kiên quyết, chủ động, sáng tạo chớp thời cơ thì sao có Cách mạng
tháng Tám, giải thoát ách nô lệ hàng trăm năm cho dân tộc. Đảng không nêu cao
quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thì sao có ngày thống nhất đất nước,
non sông thu về một mối. Đảng không tìm tòi, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách
nhiệm thì sao có công cuộc đổi mới, để Việt Nam có cơ đồ, tiềm lực, vị thế quốc
tế chưa từng có như ngày hôm nay. Đa nguyên, đa đảng vẫn tồn tại trên khắp thế
giới, nhưng nó không phải sự lựa chọn của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam tin tưởng
vào sự lựa chọn của mình, tin tưởng vào sự lãnh đạo của một chính Đảng duy nhất
- Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế đó không luận điệu xảo trá nào có thể xuyên
tạc được.
Vì
vậy trước luận điệu xuyên tạc Tập Hợp Dân Chủ Đa chúng ta không cần quá bận tâm
đến những hoạt động vô bổ của tập hợp chính trị này. Những quan tâm “lo ngại”
của họ về chế độ nhất nguyên “độc đảng” ở Việt Nam chỉ là những luận điệu lạc
lõng, không thể che mờ được hiện thực tươi sáng của đất nước. Lịch sử cách mạng
nước ta vẫn vững bước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cuốn trôi
những luận điệu ấy./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét