Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Biết ơn thầy cô

Lúc sinh thời nhà giáo dục học vĩ đại người Ba Lan Cômenxky đã từng nói: Người thầy là người nặn tượng cao cả, dưới gầm trời không có nghề gì cao quý bằng nghề dạy học. Nghề dạy học là một nghề có từ xa xưa, nhưng cũng là một nghề tồn tại mãi mãi với sự phát triển của nhân loại. Chính vì tinh thần hiếu học, vì yêu cái chữ mà người dân Việt Nam chúng ta quý trọng vô cùng những người làm nghề dạy học. Người học trò bao giờ cũng kính trọng thầy, bởi vì trong tiềm thức họ những người thầy là những người khai tâm, khai trí, là những người đã thức tỉnh và hình thành nhân cách cho mình.
         
Nghề dạy học quả là vinh dự mà cũng thật khó khăn. Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nhưng với không ít thầy cô để có thể gắn bó với nghề, tiếp tục cống hiến và truyền lửa cho các thế hệ học trò là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đầy bộn bề, lo toan. Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan trọng hơn là dạy làm người. Vì công lao đó, xã hội đã ví người giáo viên như những người kỹ sư và ưu ái, trân trọng dành cho người giáo viên cái tên rất đẹp đẽ, tràn đầy ý nghĩa và gần gũi với nghề của mình. Đó là: "Người kỹ sư tâm hồn"! Bằng cái tài và cái tâm, người giáo viên đã tạo ra những con người không chỉ có tri thức, hiểu biết, mà còn có một trái tim rộng lớn, bao la. Để có được điều đó, thầy phải yêu trò như con mình, hiểu các em đang nghĩ gì, đang vui gì và đang mơ ước những gì... Không có cái tâm, lòng yêu thương ấy, dù khéo léo đến đâu, người thầy cũng khó cảm hóa được học trò, nhất là trong trường hợp gặp những học sinh cá biệt…. Nghề dạy học nhiều khi dạy những điều chưa có trong sách vở hay giáo án.
         
Thời kỳ đổi mới, đòi hỏi sản phẩm giáo dục phải có phẩm chất, có năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì lẽ đó, phẩm chất và nhân cách nhà giáo cũng được quy định thêm bởi nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và lòng yêu thương học trò. Trong cuộc sống ngày nay, nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước. Một nghề nghiệp mà cho dù hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc trở, cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò. Vẫn biết cuộc sống không chỉ có tinh thần mà còn cần lắm những phương tiện vật chất. Tuy nhiên, nếu ai coi nghề giáo là nghề để làm giàu sẽ rất dễ sa ngã, sẽ không toàn tâm toàn ý với nghề. Nghề nào cũng vậy, nhất là nghề giáo thì cần phải trải qua thử thách khó khăn lâu dài mới trở thành một nhà giáo có bản lĩnh, có tâm, có đức và có tài. Giữa bộn bề lo toan, bao đua chen xuôi ngược, vẫn còn nhiều học trò dành cho thầy cô của mình những tình cảm thiết tha sâu lắng, chân tình trao gửi những ơn sâu nghĩa nặng để người thầy thắp thêm lửa nhiệt huyết với nghề của mình.
         
Khó có thể tính được công lao của các thế hệ nhà giáo đối với lịch sử, với đất nước và cũng không có ngòi bút nào diễn tả hết được tấm lòng cao thượng, tâm hồn trong sáng, cốt cách thanh cao, khí phách không bao giờ lay chuyển được trước cám dỗ của tiền tài danh vọng đối với các nhà giáo.  

Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam, Chỉ huy các cấp trong Hệ 2 đã tiến hành làm tốt công tác giáo dục về truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc, qua đó tạo được sự nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và giá trị của ngày 20/11- ngày tôn vinh những người thầy đã cống hiến trí tuệ và công sức cho sự nghiệp trồng người của dân tộc. Với lòng biết ơn vô hạn đối với các thầy cô giáo, cán bộ học viên Hệ 2 sẽ không ngừng phấn đấu, thi đua học tốt rèn nghiêm để xứng đáng với lòng tin yêu mà các thầy cô và thủ trưởng các cấp đã giành cho.

Xin gửi những lời chúc 20/11 hay nhất, chân thành nhất từ tấm lòng chúng em đến các thầy cô:
          - Luôn giữ vững tình cảm: Yêu trò, yêu nghề
          - Giữ vững hơn nữa bản lĩnh nghề nghiệp: Làm việc tận tâm, tận lực.

        - Không ngừng trau dồi, nâng cao năng lực giảng dạy và sẵn sàng cách tân, đổi mới sáng tạo phương pháp giảng dạy…luôn là tấm gương sáng về đức và tài trong mắt học trò và được hết thảy mọi người yêu quý!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...