Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là nền tảng
và động lực tinh thần để phát triển xã hội. Đạo đức là gốc của mỗi con người. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến công tác
giáo dục, xây dựng tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống nhân văn cho
cán bộ, đảng viên và toàn xã hội
Văn kiện Đại hội XII
của Đảng một lần nữa chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có
mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn”.
Vấn đề đặt ra là, vì sao tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống vẫn tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi? Phải chăng chúng ta chưa đánh giá chính xác mức độ, tính chất của tình hình, chưa chỉ rõ nguyên nhân, chưa đề ra được hệ thống giải pháp đồng bộ và đủ mạnh hay thiếu các điều kiện để thực hiện các giải pháp?...
Vấn đề đặt ra là, vì sao tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống vẫn tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi? Phải chăng chúng ta chưa đánh giá chính xác mức độ, tính chất của tình hình, chưa chỉ rõ nguyên nhân, chưa đề ra được hệ thống giải pháp đồng bộ và đủ mạnh hay thiếu các điều kiện để thực hiện các giải pháp?...
* Thực trạng và nguyên nhân của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay
Sự suy
thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên hiện nay có những biểu hiện sau:
Thứ nhất, không
tích cực học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, thỏa mãn với những nhận thức
giản đơn, chung chung về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, dao
động về lý tưởng, mục tiêu và con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của
dân tộc.
Thứ ba, phủ
nhận các thành quả cách mạng và giá trị truyền thống của dân tộc.
Thứ tư, thiếu
thống nhất với các quan điểm, chủ trương của Đảng, từ đó nói và làm không theo
đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cơ hội chính trị dưới những biểu
hiện khác nhau.
Thứ năm, không
chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, trước hết là
nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
Thứ sáu, lơ
là, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch, đồng thời không kiên quyết phê phán, đấu tranh với những quan điểm
sai trái, những luận điệu xuyên tạc lịch sử, thực tế đất nước, bôi nhọ Đảng,
chế độ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.
Thứ bảy,
tán phát tài liệu, truyền bá các quan điểm trái với Cương lĩnh, Điều lệ, nghị
quyết của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước.
Tình trạng
suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên đã và đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng, có xu hướng lan rộng ở
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, biểu hiện như sau:
Một là,
chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, vụ lợi, vị kỷ trong cán bộ, đảng viên
chưa được ngăn chặn và đẩy lùi
Hai là, tệ
tham nhũng, hối lộ, bòn rút, lãng phí của công không giảm.
Ba là, sự
suy thoái về đạo đức biểu hiện ở lối sống cơ hội, buông thả ngày càng nhiều.
Bốn là,
trong thái độ với công việc được giao, tình trạng lời nói không đi đôi với việc
làm còn phổ biến.
Năm là, tệ
quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe và nói sự thật.
Sáu là,
đạo đức nghề nghiệp không được đề cao, kể cả trong những lĩnh vực rất nhạy cảm,
như giáo dục, y tế; giáo dục nhân cách con người không được quan tâm đúng mức.
Bảy là, lối
sống thực dụng, sự toan tính vụ lợi, ích kỷ đang tác động trực tiếp đến quan hệ
đạo đức trong gia đình, đến nền nếp gia phong của gia đình truyền thống Việt
Nam.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là
chính.
* Để khắc phục sự suy thoái về đạo
đức, lối sống, ngoài các giải pháp cơ bản nêu trên, cần tập trung vào những vấn
đề chính là:
- Thực sự coi trọng việc giáo dục đạo
đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Tăng cường đấu tranh chống các âm mưu, thủ đoạn của chiến
lược “diễn biến hòa bình”; ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức, lối sống tư sản.
- Nâng cao chất lượng, triển khai theo
chiều sâu và lồng ghép các nội dung của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính trị, chương trình phát triển
kinh tế - xã hội, trong các lĩnh vực xã hội khác nhau, duy trì thường xuyên trong
sinh hoạt đảng. Bổ
sung vào thang giá trị đạo đức, các phẩm chất đạo đức cơ bản của cán bộ, đảng
viên các tiêu chí: dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có tinh thần dũng
cảm đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ.
- Tăng cường cơ chế giám sát về tư cách
đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức từ phía cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội, nhất là từ tổ chức đảng. Hoàn thiện hệ thống các văn bản
quy định, các thiết chế bảo đảm việc phòng ngừa và khắc phục sự suy thoái trong
Đảng, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội có quy định về trách nhiệm và nêu gương
của cán bộ lãnh đạo các cấp trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét