Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy
lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong
bộ máy nhà nước. Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở
mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế
trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh,
ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Trong khi đó, sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn
biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn,
nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu,
thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Nghị quyết trung ương 4 lần này nêu rõ 9 biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị; trong đó cần phải đấu
tranh mạnh mẽ về nhận thức đối với biểu hiện sai lệch về ý nghĩa, tầm quan
trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị hiện nay.
Như chúng ta đã
biết công tác giáo dục lý luận chính trị là hoạt động có chủ đích của Đảng Cộng
sản nhằm xác lập thế giới quan khoa học trên cơ sở hệ tư tưởng, lập trường của
giai cấp công nhân – đó là Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo
dục lý luận chính trị thực sự tạo thành nền tảng tư tưởng trong đời sống xã
hội. Do đó, việc học và nghiên cứu lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên
hiện nay thực sự có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng:
Giúp cho người học
có sự hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn những tri thức lý luận
chính trị - hành chính; từ đó trang bị cho mình vốn tri thức khoa học lý luận.
Việc học tập, nghiên cứu lý luận chính trị nhằm củng cố niềm tin và bản lĩnh
chính trị, ý thức giai cấp và tinh thần yêu nước cho cán bộ, đảng viên; từ đó
thúc đẩy cán bộ, đảng viên tự giác, tự nguyện, hăng hái hành động, thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.
Việc học tập và
nghiên cứu lý luận chính trị nhằm cung cấp cho người học thế giới quan và
phương pháp luận cách mạng và khoa học, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
và công việc, để hoàn thành và hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Hơn hết
là xây dựng mỗi quan hệ giữa người với người trên tinh thần tôn trọng, tương
trợ và thương yêu lẫn nhau. Đối với quần chúng cách mạng, công tác học tập lý
luận chính trị cũng đặc biệt quan trọng. V.I.Lênin đã từng nhắc nhở, “Cách mạng
xảy ra hay không, xảy ra khi nào và trong những hoàn cảnh nào, điều đó tùy
thuộc vào ý chí của giai cấp này hay giai cấp khác; nhưng công tác cách mạng
trong quần chúng thì chẳng khi nào lại vô ích cả. Chỉ có công tác ấy mới là
hoạt động chuẩn bị cho quần chúng tiến tới thắng lợi của CNXH”. Lênin cũng đã
dạy rằng: Không tiến hành công tác giáo dục lý luận chính trị thì hoạt động
chính trị tất nhiên biến thành trò chơi. Muốn tạo ra sự thay đổi thực tế ấy thì
phải làm sao cho quần chúng quan tâm và tích cực tham gia vào các sự kiện.
Nhưng quần chúng rất khó có thể đạt được trình độ tự giác như thế nếu không có
sự tác động nào từ phía công tác giáo dục lý luận chính trị
Học tập và nghiên
cứu lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là một công việc
khó khăn song rất quan trọng và có ý nghĩa. Nó không chỉ cung cấp cho chúng ta
tri thức khoa học lý luận về xã hội, tự nhiên và con người mà còn giúp chúng ta
nhận thức đúng đắn thế giới quan, phương pháp luật khoa học về mọi mặt đời
sống, về con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu thực hiện. Do
vậy nếu chúng ta nhận thức sai lệch về lý luận chính trị và học tập lý luận
chính trị là một sai lầm lớn, nên chúng
ta cần phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nội dung này, một trong
những biểu hiện suy thoái về chính trị tư tưởng hiện nay; để thường xuyên đấu
tranh với những biểu hiện sai lệch hoạc xem nhẹ việc học tập, quán triệt. Góp
phần vào trong việc đấu tranh trên mặt trận lý luận, tư tưởng hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét