Gần một năm
qua, các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở đã tiến hành tổ chức thực hiện
kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 04.
Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy, đây là việc không hề đơn giản, dễ dàng; trái
lại, vô cùng khó khăn phức tạp, thậm chí có thể nói là một cuộc đấu tranh gay
go, gian khổ diễn ra ngay trong mỗi con người, mỗi tổ chức. Nó đòi hỏi toàn
đảng phải có nỗ lực cao, mỗi cá nhân và tập thể phải quyết tâm rất lớn, phấn
đấu bền bỉ, kiên trì với những biện pháp thật kiên quyết và tích cực.
Hội Nghị
Trung ương 4 khóa XII của Đảng diễn ra từ ngày 09-14/10/2016, đã thảo luận cho
ý kiến về 5 vấn đề lớn của đất nước, BCHTW đã xem xét , thảo luận tờ trình về
đề án của Bộ Chính trị; thống nhất ban hành Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ”.Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII đã chỉ rõ 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; 9 biểu
hiện suy thoái về đạo đức lối sống; 9 biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”
trong nội bộ và 4 nhóm giải pháp.
Trong bốn
nhóm giải pháp về xây dựng Đảng do Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đề ra thì
nhóm giải pháp về công tác chính trị tư tưởng, tư phê bình và phê bình được
Trung ương xác định là nhóm giải pháp quan trọng. Điều đó cho thấy vai trò, ý
nghĩa hết sức quan trọng của nhóm giải pháp này đối với công tác xây dựng Đảng
hiện nay.
Thực hiện lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Mỗi cán bộ, đảng viên phải xem tự phê bình và phê
bình như mỗi ngày soi gương, rửa mặt, để làm cho sạch sẽ cơ thể; mỗi cán bộ,
đảng viên “luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình nói, những việc
mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình.
Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình”. Đảng ta luôn khẳng định:
Tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén, là công cụ cho sự phát triển của Đảng.
Mỗi đảng viên cần quyết tâm làm cho tự phê bình và phê bình trở thành tính tự
giác của cán bộ, đảng viên, thành nền nếp trong sinh hoạt của Đảng. Do vậy, để
thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 4 khóa XII, chúng ta cần:
Một là, phải nhận
thức đúng mục đích của tự phê bình và phê bình là giúp cho mỗi cán bộ, đảng
viên, mỗi tổ chức cơ sở Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị thấy và sửa chữa
những khuyết điểm, làm cho tốt hơn, đúng hơn; để mọi người học ưu điểm của
nhau, cùng giúp nhau tiến bộ. Tự phê bình và phê bình có vai trò hết sức quan
trọng là xây dựng mối đoàn kết, tăng sự lãnh đạo và sức chiến đấu trong Đảng.
Hai là, thực hiện
tự phê bình và phê bình phải gắn với các nội dung liên quan đến tư cách của
người đảng viên, gắn với trách nhiệm quyền hạn của cá nhân, đơn vị, địa phương
mình phụ trách; chỉ rõ những vấn đề làm được, chưa làm được, nguyên nhân và
phương hướng khắc phục.
Ba là, phương pháp
tự phê bình và phê bình là nêu ưu điểm, vạch khuyết điểm của mình trước và nêu
ưu điểm, vạch khuyết điểm của đồng chí mình sau; kiểm điểm, phê bình phải trên
tinh thần xây dựng, yêu thương, giúp đỡ đồng chí mình tiến bộ. việc tự phê bình
và phê bình phải được thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì, bởi nếu không
làm thường xuyên thì khuyết điểm ngày càng tăng, tích tụ ngày càng nhiều, ưu
điểm cũng không được phát huy.
Đối với tổ
chức Đảng, thực hiện tốt chế độ, nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh
đạo, phân công cá nhân phụ trách. Khi tự phê bình, phê bình trong tập thể tổ
chức Đảng thì phải làm rõ kết quả thực hiện những công việc mà theo quy định phải
do cả tập thể tổ chức Đảng đó xem xét, quyết định. Tuy nhiên, cần tránh tình
trạng, hễ có khuyết điểm thì trách nhiệm thuộc về tập thể, còn khi có thành
tích thì cá nhân các đồng chí lãnh đạo được hưởng. Kiểm điểm tổ chức thì phải
căn cứ vào kết quả thực hiện Nghị quyết đã ban hành, vì sai còn tồn tại, khuyết
điểm. Để tránh tình trạng khuyết điểm là của chung tập thể, khi kiểm điểm đối
với tập thể ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy trong việc thực hiện quy
chế làm việc, thì phải kiểm điểm đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn trước hết của ban
thường vụ cấp ủy, sau đó mới đến cá nhân từng đồng chí ủy viên ban thường vụ
cấp ủy, của tập thể thường trực cấp ủy trước rồi mới đến từng đồng chí thường trực cấp ủy.
Bốn là, đảng viên
khi thực hiện tự phê bình và phê bình có động cơ trong sáng; phải đặt tự phê
bình và phê bình với vấn đề đạo đức cách mạng trong một mối quan hệ biện chứng.
tự phê bình và phê bình không phải là đặc quyền của riêng một cá nhân nào, mà
là quyền lợi, nghĩa vụ, là đặc trưng phẩm chất cao quý của tất cả những người
cách mạng chân chính.
Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “Tự diễn
biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ” được xem như một luồng sinh khí mới, được
dư luận xã hội hưởng ứng và đặc biệt quan tâm. Bởi, thực hiện tốt Nghị quyết sẽ
giúp cho Đảng có thêm năng lực, uy tín và sức mạnh, tăng cường niềm tin của
nhân dân đối với Đảng.
Trước những
biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống đã được Đảng ta chỉ ra và
để đấu tranh loại bỏ những biểu hiện suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức
lối sống và biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ thì tự phê
bình và phê bình là vũ khí sắc bén và vũ khí sắc bén này phải thường xuyên được
sủ dụng và mài dũa để có đủ khả năng ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong
Đảng hiện nay, góp phần quan trong trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét