Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn nhằm
không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu. Ban Chấp hành Trung ương
đã có nhiều nghị quyết về công tác xây dựng Đảng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Do đó, Đảng ta luôn
giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới; đưa đất nước vượt
qua nhiều khó khăn, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ đối
ngoại, nâng cao vị thế của Đảng, Nhà nước ta trên trường quốc tế; đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện; vai trò lãnh đạo của Đảng
được giữ vững, niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố. Đa số cán bộ, đảng
viên có ý thức rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, có ý thức vì
nhân dân phục vụ.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng ta vẫn còn
những hạn chế, khuyết điểm đặc biệt là tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã được
Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ ra 15 biểu hiện chính. Tình
trạng suy thoái về đạo đức, lối sống đã có tác động lớn đến sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Nó
đang làm thay đổi, lệch lạc những chuẩn mực, thang bậc giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và cách mạng, có tác hại đến sự trường tồn của dân
tộc và sự phát triển của đất nước.
Sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng
viên làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín và vai trò
lãnh đạo của tổ chức đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thực trạng đó tiềm ẩn nhiều
nguy cơ, cùng với các nguy cơ khác dẫn đến mất ổn định chính trị, xã hội, liên
quan đến "sự sống còn của Đảng, của chế độ".
Từ
yêu cầu cấp thiết của công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng, để đảng ta xứng
đáng là lực lượng tiên phong đại diện cho dân tộc, giai cấp lãnh đạo cách mạng
thắng lợi, thực sự đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc góp phần xây dựng
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của Hội
nghị Trung ương 4 (khóa XI), với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự
thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa “xây” và “chống”,
lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, lấy “chống” là nhiệm vụ quan
trọng, cấp bách, đột phá. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã xác định được
những nhiệm vụ trọng tâm và đề ra được những giải pháp cần thiết cho công tác
xây dựng Đảng đồng thời chấn chỉnh vấn đề còn tồn tại, yếu kém trong công tác
lãnh đạo và xây dựng đất nước ta hiện nay. Chỉ khi Đảng làm trong sạch nội bộ,
xây dựng được đội ngũ cán bộ có tâm huyết, trách nhiệm, nhất là đội ngũ cán bộ
cấp cao trở xuống thì khi đó những vấn đề về sa sút ý chí phấn đấu, ý
thức tổ chức kỷ luật kém, không gương mẫu trong công tác, không chấp hành
nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; thiếu trách nhiệm; trung bình chủ
nghĩa, làm việc hình thức, qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không làm tròn chức
trách, nhiệm vụ được giao mới được giải quyết triệt để.
Tại Đại hội XI, Đảng ta xác định quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam "là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt
để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời
kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế,
xã hội đan xen"2. Tính phức tạp này là một trong những nguyên
nhân khách quan dẫn đến tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên hiện nay.
Thế kỷ 21, tình hình thế giới có nhiều biến động, chủ nghĩa tư bản
tiếp tục có những điều chỉnh thích nghi về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,
đặc biệt đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ phát triển tạo ra những sản phẩm
có tính trí tuệ cao để chứng minh tính ưu việt của mình. Cùng với đó là xu thế
toàn cầu hóa đã làm cho các nước trên thế giới vừa hợp tác vừa đấu tranh, tạo
ra những khó khăn, thách thức mà bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Trong đó,
văn hóa như một thử thách mới cho dân tộc ta bởi lối sống hưởng thụ, thực dụng,
xa hoa, vụ lợi đã tác động tới tâm tư tình cảm, lối sống của cán bộ, đảng viên
và một bộ phận khá đông tri thức trẻ hiện nay. Từ đó đã dẫn tới biểu hiện sai lầm,
lệch lạc của không ít bộ phận nhân dân, thậm chí cán bộ đảng viên không đứng vững
được trước luận điệu, cám dỗ, xuyên tạc chống phá cách mạng Việt Nam của các thế
lực thù địch phản động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét