Nghị quyết hội nghị lần thứ 4, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) là Nghị quyết được toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta ủng hộ và đánh giá cao; đáp ứng được nguyện vọng, yêu cầu trước
tình hình mới của sự nghiệp cách mạng, trong đó Ban Chấp hành Trung ương chỉ ra
những biểu hiện chính về “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Đặc biệt
là biểu hiện về phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các thành quả cách mạng của
một số cán bộ, đảng viên trong đảng. Có thể nói, đây là những biểu hiện tư
tưởng, nhận thức lệch lạc, do
dự, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí….cần phải đấu tranh loại bỏ.
Ngay từ khi ra đời, chủ nghĩa Mác
- Lênin với bản chất cách mạng và khoa học đã trang bị cho giai cấp vô sản,
nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới vũ khí tư tưởng, lý
luận sắc bén để đấu tranh vì mục tiêu cao cả của nhân loại là xóa bỏ chế độ
thống trị của giai cấp tư sản, tiến lên xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội
chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sức sống và ảnh hưởng của nó được minh chứng
bởi những biến đổi sâu sắc trong thế kỷ XIX, XX với cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga vĩ đại và sự ra đời chủ nghĩa xã hội hiện thực, mở ra thời đại mới - thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Bước sang thế kỷ XXI, xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập, cách mạng khoa học - công nghệ, sự bùng nổ thông
tin, kinh tế tri thức cùng với sự biến đổi dồn dập, khó lường trên nhiều lĩnh
vực đang là những yếu tố tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, hối
thúc mạnh mẽ các quốc gia phải ra sức đổi mới, chủ động hội nhập, tìm kiếm mô
hình phát triển phù hợp. Sự khác biệt, đấu tranh ý thức hệ không mất đi,
mà còn gay gắt và phức tạp hơn. Song, xu thế quan hệ, hợp tác giữa các nước là
cùng tồn tại, cùng hợp tác, cạnh tranh và đấu tranh, song phương và đa phương
là đặc điểm của thế giới ngày nay.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Mác -
Lênin không chỉ là sự quan tâm của những người cộng sản và các nước lựa chọn
con đường phát triển chủ nghĩa xã hội, mà còn thu hút sự quan tâm nghiên cứu,
vận dụng của những người không theo chủ nghĩa Mác - Lênin, xét trên bình diện ý
thức hệ. Với một cách nhìn đa chiều, thái độ khách quan, khoa học, những nghiên
cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin đều coi đây là một hệ thống mở chứ không khép kín,
luôn được bổ sung và phát triển, dung nạp những thành tựu lý luận mới phù hợp
với đời sống hiện thực. Bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin
đã được khẳng định trong thực tiễn, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động của các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới và đến nay vẫn
còn nguyên giá trị.
Học thuyết Mác - Lênin mang bản
chất cách mạng và khoa học triệt để nên nó giải quyết những vấn do thực tiễn
đặt ra theo quy luật khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể nhằm cải tạo thế
giới theo chiều hướng tiến bộ và mang tính nhân văn sâu sắc. Thực tế lịch sử
cho thấy, từ khi chủ nghĩa Mác hình thành, phát triển vào giữa thế kỷ XIX, hệ
thống các tư tưởng, quan điểm và những nguyên lý, quy luật kinh tế - xã hội mà
hệ thống khoa học đó phát hiện ngày càng được thừa nhận rộng rãi và trở thành
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam và là vũ khí lý luận sắc bén cho hành động cách
mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các đảng tiên phong, chân
chính của giai cấp đó. Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ thể hiện ở
sự cảm phục, ngưỡng mộ, sự vận dụng sáng tạo vào quá trình lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng của các Đảng Cộng sản, công nhân, lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến
bộ trên thế giới, là cuốn cẩm nang không thể thiếu trong kho tàng tri thức nhân
loại, mà còn là cơ sở khoa học để đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái,
thù địch.
bài viết ý nghĩa
Trả lờiXóa