Ngày 30/10/2016, thay mặt
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh
đốn Đảng. Trong đó, Nghị quyết nhấn mạnh, lấy trọng tâm là đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá " trong nội bộ qua việc tập
trung vào 4 nhóm giải pháp cụ thể.
Nghị quyết đã nhìn nhận tổng thể, trong suốt quá trình
xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng, hơn 86 năm qua Đảng ta
luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh.
Đánh giá chung việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4
khoá XI đã tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị. Công
tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, "tự diễn
biến", "tự chuyển hoá" đạt được một số kết quả; tích cực đấu
tranh phòng, chống "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, góp
phần quan trọng vào thành công của đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XII của
Đảng và bầu cử ĐBQH khoá XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn
chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực
tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp
ứng yêu cầu. Biểu hiện rõ ở việc nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người
đứng đầu còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ
sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái.
Từ đó Nghị quyết chỉ rõ: “Những hạn chế, khuyết điểm
nêu trên đã làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và
suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe doạ sự
tồn vong của Đảng và chế độ”.
Nghị quyết đã chỉ rõ các biểu hiện về tư tưởng chính
trị, đạo đức. Điển hình như:
Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức:
Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan
điểm sai trái. Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học
tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống điển hình
như: Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén
cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh,
không muốn người khác hơn mình. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời
gian lao động. Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết
với doanh nghiệp, với đối tượng khác
để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao
che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. Thao túng trong công tác cán bộ; chạy
chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử
dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người
quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi...
Để đấy mạnh đấu tranh những
yếu kém khuyết điểm về suy thoái phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống. Nghị quyết đã chỉ ra bốn nhóm giải pháp đẩy lùi suy thoái
Nhóm 1: Về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê
bình
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong
toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập,
nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Nhóm 2: Về cơ chế, chính sách
Các cấp uỷ, tổ chức đảng chỉ đạo rà soát, hoàn thiện
và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền
lực của người có chức, có quyền, theo hướng quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến
đó.
Nhóm 3: Về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột
xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập
thể, cá nhân ban hành văn bản không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không
nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng; khen thưởng kịp thời tập
thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả.
Nhóm 4: Về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
Các cấp uỷ, chính quyền phải nhận thức sâu sắc, quán
triệt và thực hiện nghiêm Quyết định số 217-QĐ/TW về quy chế giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết
định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền.
Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích
người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái,
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét