Tổ chức cơ sơ đảng là nền tảng
của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và uy
tín của Đảng được thể hiện thông qua hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ
sở và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì vậy xây dựng tổ chức cơ sở đảng
trong sạch vững mạnh luôn là yêu cầu khách quan, là khâu quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng. Ở các tổ chức cơ sở đảng, chất lượng tự phê bình và phê bình
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của tổ chức đảng, giữ gìn phẩm chất, tư cách người đảng viên,
nâng cao uy tín của Đảng và củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng.
Tự phê bình và phê bình là
nguyên tắc sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo và là qui luật phát triển của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phê bình và tự phê bình là thứ vũ khí sắc bén
nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh. Nhờ đó mà chúng ta sửa
chữa được khuyết điểm, phát huy ưu điểm và tiến bộ không ngừng. Tự phê bình và
phê bình phải nêu được những ưu điểm, chỉ rõ khuyết điểm của tổ chức đảng, của
cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhằm phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục khuyết
điểm, giúp tổ chức đảng và từng đảng viên tiến bộ, góp phần củng cố sự đoàn
kết, thống nhất trong Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí
tuệ của cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng nghị quyết và chỉ đạo tổ chức thực
hiện thắng lợi nghị quyết của đảng bộ, chi bộ.
Hiện nay, việc thực hiện tự phê
bình và phê bình ở các tổ chức cơ sơ đảng còn có những hạn chế, khuyết điểm.
Một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng về tự phê bình và phê bình
trong Đảng; duy trì chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng chưa
tốt; trong phê bình có biểu hiện nể nang, ngại va chạm; một số ít cán bộ lợi
dụng phê bình để kéo bè, kéo cánh vì quyền lợi cá nhân gây mất đoàn kết nội
bộ....làm ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và
kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Nghị quyết trung ương 4 (khóa XII) “Tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, tự chuyển hóa
trong nội bộ” chỉ rõ: “Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức;
vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên
thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được
giao”. Tiếp tục
quán triệt và thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng,
góp phần nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình ở các tổ chức cơ sở đảng,
cần thực hiện tốt mộ số nội dung biện pháp sau:
Một là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về tự phê
bình và phê bình cho mọi cán bộ, đảng viên. Giáo dục nâng cao
nhận thức cho về tự phê bình và phê bình phải làm cho cán bộ, đảng viên giác
ngộ sâu sắc về mục đích, bản chất, vị trí vai trò, tầm quan trọng, nội dung,
hình thức, phương pháp và các nguyên tắc, qui chế, qui định cụ thể về tự phê
bình và phê bình trong Đảng. Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn, trách nhiệm
chính trị cao. Đặc biệt cần giáo dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng mục
đích tự phê bình và phê bình trong Đảng là vì sự tiến bộ của toàn Đảng cũng như
của mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên, nó khác về bản chất với các hoạt động đấu đá
cá nhân, tranh giành quyền lợi, địa vị giữa các cá nhân, tầng lớp trong xã hội.
Hai là, mở rộng và phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng
sinh hoạt Đảng. Ở các tổ chức cơ sở
đảng, cấp ủy, chi bộ cần phát huy quyền dân chủ để đảng viên thực hiện tốt tự
phê bình và phê bình. Thường xuyên quán triệt và chấp hành nghiêm nguyên tắc
tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, nâng cao tính
lãnh đạo, tính chiến đấu, tính giáo dục trong sinh hoạt. Kết hợp chặt chẽ tự
phê bình và phê bình với nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thi
hành kỷ luật Đảng, giúp cấp ủy cơ sở kịp thời phát hiện và xử ly nghiêm minh
cán bộ, đảng viên thoái hóa, tham ô, tham nhũng, vi phạm nguyên tắc tổ chức
sinh hoạt đảng...góp phần nâng cao tự phê bình và phê bình, củng cố niềm tin
của đảng viên và quần chúng đối với Đảng.
Ba là, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong tự phê bình và phê bình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy,
phải tự phê bình mình rồi mới phê bình người. Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ
chốt, người đứng đầu tổ chức tự phê bình chính là thực hiện chức năng tự giáo
dục, đây là bài học thực tiễn sinh động, làm gương cho cấp dưới và quần chúng
học tập, làm theo. Người nhấn mạnh: Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một
trăm bài diễn văn tuyên truyền.
Do đó tự phê bình của cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt, nhất là người đứng đầu có ý nghĩa quyết định đến
chất lượng hiệu quả tự phê bình và phê bình trong Đảng. Trong điều kiện Đảng
cầm quyền, tự phê bình và phê bình chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi cán bộ,
đảng viên của Đảng, nhất là cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị tự phê bình thường
xuyên, nghiêm túc, thẳng thắn và là tấm gương để đảng viên và quần chúng học
tập.
Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng tham
gia ý kiến đóng góp cho tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.
Là nơi trực tiếp lãnh đạo, quan
hệ gắn bó với quần chúng, mọi họat động của tổ chức cơ sở đảng, của cán bộ,
đảng viên đều được quần chúng nắm bắt, giám sát. Vì vậy cấp ủy cơ sở cần động
viên và định hướng cho các tổ chức quần chúng phát huy dân chủ, trách nhiệm
chính trị, tham gia ý kiến đóng góp với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, có
cách thức phù hợp tiếp thu ý kiến quần chúng với thái độ nghiêm túc, không bao
che, trù dập. Cấp ủy, tổ chức đảng phải có kế hoạch xác định rõ nội dung, biện
pháp, thời gian khắc phục sửa chữa khuyết điểm, đồng thời trên cơ sở đó lãnh
đạo, triển khai thực hiện kiên quyết, triệt để góp phần xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong sạch vững mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét