Từ trước đến nay,
nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng,
coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế
độ ta. Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng
không có nghị quyết về xây dựng Đảng. Theo đó, chúng ta tiến hành công tác xây
dựng Đảng thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, nhiều cuộc vận động với nhiều
biện pháp cơ bản và quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng ta, đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc đổi mới. Qua thực tiễn, Đảng
ta ngày càng tiến bộ và trưởng thành. Song, nghiêm khắc nhìn nhận, trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng vẫn còn không ít hạn chế, thậm chí có mặt nghiêm
trọng, có khuyết điểm, yếu kém phải sửa chữa cấp bách nhưng chưa khắc phục được
như mong muốn, có mặt còn phức tạp thêm, gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân.
Trong tình hình đó, sự chống phá quyết liệt
của các thế lực thù địch, phản động, với những âm mưu, thủ đoạn
thâm độc, tinh vi, hòng xóa bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ chế độ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta và xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, đã làm cho công cuộc
xây dựng, chỉnh đốn Đảng của chúng ta gặp không ít khó khăn, thách thức.
Trước yêu cầu mới
ngày càng cao của công cuộc đổi mới, nếu Đảng không giữ vững bản chất cách mạng
của mình, không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về
ý chí và hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ
chức; không được nhân dân ủng hộ thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa
đất nước đi lên. Chính vì vậy, ngày 30 tháng 10 năm 2016, tại thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết “về tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"
trong nội bộ”.
Nghị quyết đã đề ra yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng với 10 giải pháp cơ
bản, đặc biệt nhấn mạnh phải kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 khoá XI, với trọng tâm là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến",
"tự chuyển hoá " trong nội bộ. Trong đó xác định các cấp uỷ, tổ chức
đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả bốn
nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:
1- Nhóm giải pháp về công tác chính trị tư tưởng,
tự phê bình và phê bình
2-
Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
3-
Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
4-
Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính
trị - xã hội.
Có thể nói, bốn
nhóm giải pháp trên, mỗi nhóm giải pháp đều có vị trí riêng biệt song đều có
vai trò đặc biệt quan trọng, thực hiện tốt là góp phần quan trọng vào việc xây
dựng chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ mới, đồng thời là cơ sở để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đấu tranh chống lại những biểu hiện "tự
diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ Đảng
ta.
Để đẩy mạnh thực hiện
các nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra,
trong thời gian tới, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị cần tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung, biện pháp sau:
Một là, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng cần rà soát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
và kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình đã đề ra;
chỉ rõ những việc đã làm được, những việc chưa làm và chưa làm tốt; kịp thời điều
chỉnh, sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện,
gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả,
thiết thực, nhất là những nội dung vừa qua chưa thực hiện được hoặc thực hiện
chưa đạt yêu cầu đề ra và những vấn đề phức tạp, nổi cộm mới phát sinh.
Hai là, Bổ sung, sửa đổi quy
chế làm việc cho phù hợp với Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của đại
hội đảng bộ cấp mình và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị; trong đó, chú ý
làm rõ vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể và cá nhân người đứng đầu cấp
ủy, đứng đầu đơn vị, tổ chức trong công tác cán bộ, gắn với thực hiện Quy định
của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
chủ chốt các cấp.
Ba là, đổi mới và nâng cao chất
lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất
đạo đức, lối sống cách mạng cho cán bộ, đảng viên; kiên quyết phê phán, đấu
tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Kiên quyết, kịp thời đấu tranh với âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước
và chế độ ta của các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng cơ hội chính trị,
bất mãn chính trị.
Bốn là, tiếp tục đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng; tăng cường sự thống
nhất ý chí, hành động trong Đảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Tiếp
tục làm rõ và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân
làm chủ”. Kịp thời bổ sung, sửa đổi các quy định, quy chế, tạo điều kiện
cho việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, nhất là việc lấy
phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp.
Năm là, Đẩy mạnh quy hoạch cán bộ và
đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch. Đổi mới phương thức
tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, nhất là người đứng đầu theo hướng công khai, dân
chủ, minh bạch.
Sáu là, thực hiện nghiêm túc kiểm điểm
tự phê bình và phê bình hằng năm trong các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên
theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, trọng tâm là kiểm tra việc sửa
chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra qua kiểm điểm theo
Nghị quyết, kiểm điểm hằng năm và những vấn đề phức tạp mới phát sinh.
Bảy là, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 một cách cụ thể, phù hợp, thiết thực.
Chú trọng kiểm tra những tập thể, cá nhân có khuyết điểm và người đứng đầu; xử lý nghiêm minh các tổ
chức đảng và đảng viên vi phạm.
Tám là, đẩy mạnh việc phòng ngừa,
ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí bằng tổ chức,
pháp luật, cơ chế, chính sách và nhiều biện pháp thiết thực hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét