Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng – sự tăng cường pháp trị

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, ngày 30/10/2016 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về: “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.

Dư luận chung trong Đảng và trong nhân dân vui mừng đón nhận, mong muốn tìm thấy trong nghị quyết mới này nhiều cái mới, cả lời giải thuyết phục cho những điều bức xúc hiện nay.

Để tránh sự trùng lặp, nghị quyết chồng lên nghị quyết, Trung ương từng có chủ trương: Không ra nghị quyết mới khi không có vấn đề mới, nội dung mới, tư tưởng chỉ đạo mới và biện pháp mới.

Nghị quyết Trung ương 4 lần này là nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng đầu tiên mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành.

Có thể nói đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương thống nhất nhận diện các nhóm biểu hiện, phân đều theo ba cụm: về tư tưởng chính trị; về đạo đức, lối sống; và “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”. Và chỉ ra các biểu hiện suy thoái nhưng Nghị quyết TW4 lần này rất toàn diện.

Là lần đầu tiên bàn toàn diện nên Trung ương muốn nêu ra hết để mỗi đảng viên tự soi rọi xem mình có “dính” hay không “dính” vào điểm nào để tự điều chỉnh, sửa chữa, khắc phục. Công khai rộng rãi để trong tinh thần đồng chí soi rọi cho nhau, để thấy những biểu hiện mà tự thân mỗi người không nhận thấy và để quần chúng trên cơ sở đó mà giám sát tới từng đảng viên. Cũng trên cơ sở này, tới đây Bộ Chính trị ban hành các chế tài, quy trình xử lý với đảng viên suy thoái.

Nghị quyết 4 lần này đề ra 29 nhóm giải pháp chia theo bốn cụm nội dung. Nhưng phân nhỏ ra nữa thì rất nhiều việc phải làm. Tổng quát thì như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và vừa rồi là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nói là phải “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”.

Trung ương cũng thảo luận, thống nhất là cần phải chú trọng hơn mặt pháp trị. Điều này thể hiện xuyên suốt trong nghị quyết.

Cụ thể đã có một mục riêng, yêu cầu đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Theo đó các cấp ủy sẽ phải công khai kết quả kiểm tra, giám sát như cách mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện lâu nay. Các cấp ủy rà soát ngay, xử lý nghiêm các trường hợp suy thoái, nhất là với người nhà, người thân của cán bộ chủ chốt có nhiều dư luận.

Rồi phải nghiên cứu tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm cho ủy ban kiểm tra các cấp. Rà soát, hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước về xử lý kỷ luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.

Để tạo thuận lợi cho việc xử lý trách nhiệm cán bộ thì sẽ tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ cán bộ dưới quyền. Lâu nay, khi cán bộ có dấu hiệu vi phạm là thường phải họp kiểm điểm, xác minh thấy hai năm rõ mười rồi mới tạm đình chỉ.

Lần này, những việc gì làm ngay được là các cấp, các ngành triển khai luôn, không chờ đợi gì cả. Tự phê bình, phê bình cũng không làm theo đợt như trước mà gắn với kiểm điểm công tác cuối năm. Làm đồng thời các cấp luôn chứ không “trên trước dưới sau, trong trước ngoài sau” như khóa XI.

Ngoài ra từng cấp, từng đơn vị sẽ chọn những việc nổi cộm, dư luận quan tâm, bức xúc tập trung tự phê bình, phê bình kết hợp chặt chẽ với kiểm tra, kỷ luật. Như thế sẽ khắc phục tư tưởng bị động, trông chờ xem trên thế nào và gắn thêm công cụ kỷ luật, chế tài để xử lý các việc sai phạm. Đấy chính là chú trọng pháp trị bên cạnh đức trị.


Với sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về: “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”, Chúng ta tin tưởng một sự chuyển biến rõ nét nhất trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội ở nhiệm kỳ này và những nhiệm kỳ tiếp theo. Nghị quyết ra đời với một với những vấn đề mang tính pháp trị cũng chính là ý Đảng, lòng dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...