Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Bài học lịch sử 'Toàn quốc kháng chiến 19.12.1946' vẫn còn nguyên giá trị

Trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh khốc liệt đang đến gần, trước những thách thức tồn vong của quốc gia, dân tộc, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đã tận dụng mọi khả năng có thể để cứu vãn hòa bình, trong đó có việc đẩy nhanh những cuộc tiếp xúc với đại diện quân đội Trung Hoa Dân Quốc tại Hà Nội. Phía Việt Nam đã đồng ý cho một số chức sắc Việt thuộc các đảng phái dưới ảnh hưởng của Trung Hoa Dân Quốc nắm giữ một số chức vụ trong Chính phủ. VNDCCH còn nhượng bộ về kinh tế, chấp thuận cho quân đội Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc mua 2/3 số lương thực chuyển từ miền Nam ra...

Song song với đó, Chính phủ VNDCCH tích cực tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn, nhất là hai nước Anh và Mỹ. Cùng chung ý thức hệ, ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Chính phủ VNDCCH tìm mọi cách liên lạc với Liên Xô. Để giành ủng hộ của Mỹ và các nước phương Tây khác, tháng 11.1945, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định tự giải tán, nhằm “phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà”.

Đối với nước Pháp, ngay sau ngày Việt Nam giành độc lập, VNDCCH đã tích cực và thiện chí tìm kiếm giải pháp thương lượng nhằm giải quyết quan hệ Việt - Pháp, luôn bày tỏ mong muốn xây dựng quan hệ thân thiện giữa hai nước Việt Nam và Pháp; khẳng định sẵn sàng tôn trọng những quyền lợi kinh tế, văn hóa, quân sự của Pháp trên đất Việt Nam. Một trong những cố gắng nhằm vãn hồi hòa bình quan trọng của Chính phủ VNDCCH là chuyến thăm nước Pháp kéo dài hơn 4 tháng (từ 31.5 - 20.10.1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực vãn hồi hòa bình của VNDCCH vẫn không vượt qua được dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Giới thực dân hiếu chiến quyết áp đặt lại ách thống trị trên toàn cõi Đông Dương. Trước tình hình đó, ngày 18 và 19.12.1946, Ban Thường vụ T.Ư Đảng CSĐD họp Hội nghị, quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Việc bỏ qua cơ hội lịch sử thiết lập những quan hệ hợp tác bình đẳng giữa Pháp và Việt Nam, Chính phủ Pháp đã làm vỡ tan hy vọng cuối cùng về một nền hoà bình ở Đông Dương, đẩy những người lính Pháp vào cuộc chiến vô nghĩa.
“Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở những năm tháng đó có giá trị thức tỉnh và soi rọi cho không chỉ cho những ngày đã qua mà còn cho hiện tại nóng bỏng hôm nay, khi những thách thức và cơ hội, những khả năng hợp tác, đấu tranh luôn thường trực và đan xen nhau. Nó nhắc nhở ta nhìn về lịch sử để càng thêm trân quý hòa bình”,

Cuộc chiến tranh đã bắt đầu như thế nào?

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Pháp chịu hậu quả nặng nề với hơn 3 triệu người chết, bị thương và bị bắt; hàng trăm nghìn ngôi nhà, công trình kiến trúc bị phá hủy; nhiều tuyến giao thông tê liệt... ngân sách thiếu hụt 55%. Pháp cần lượng vật chất lớn để khôi phục đất nước sau chiến tranh. Tăng cường vơ vét ở thuộc địa để bù vào lỗ hổng về ngân sách là yêu cầu thật sự bức thiết. Với mưu đồ trên, Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc xâm lược trở lại Đông Dương.

Một số tác giả nước ngoài đổ lỗi cho Việt Nam tiến công trước, “đánh trước”, là bên “gây chiến”. Thực tế, luận điểm này là hệ quả của việc (vô tình hoặc hữu ý) đã cắt rời diễn trình lịch sử khi chỉ tập trung vào thời điểm cuối năm 1946 và chú ý hiện tượng, chưa đi sâu vào bản chất sự việc để nghiên cứu.

Trong cuốn sách Việt Nam 1946 - chiến tranh bắt đầu như thế nào? (2008), nhà nghiên cứu Stein Tonnesson (Na Uy) đã phơi bày thái độ của các nhà chức trách Pháp tại Đông Dương quyết tâm chà đạp lên chủ quyền của nước VNDCCH, từ chối đề nghị đàm phán và cố tình dồn Việt Nam vào chân tường. Ý đồ đen tối của họ là muốn phía Việt Nam nổi giận, tạo cho giới chức Pháp tại Đông Dương cái cớ mà họ cần để kéo nước Pháp vào chiến tranh.

Việc chủ động mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc kháng Pháp cách đây 71 năm thể hiện ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc, phản ánh trình độ giác ngộ chính trị, tinh thần sẵn sàng cứu nước của quân và dân ta; thể hiện sự nhạy bén cách mạng của T.Ư Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc sớm phát hiện nguy cơ chiến tranh, xác định quyết tâm kháng chiến đi đôi với thái độ thiện chí kiên trì giữ gìn hòa bình, lãnh đạo/chỉ đạo quân và dân cả nước chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc chiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...