Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam

Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

Bước vào năm 1972, sau những thất bại nặng nề của các chiến lược quân sự của Mỹ ở Việt Nam như: Chiến tranh đặc biệt; chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ra lệnh mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. So với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất dưới thời kỳ chính quyền Johnson, cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền Nixon đã vượt xa về quy mô, tốc độ và cường độ đánh phá, nhất là địch đã sử dụng phổ biến, tập trung nhiều loại máy bay hiện đại như B52, F.111. Mặc dù đế quốc Mỹ ném bom đánh phá ác liệt, nhưng quân dân miền Bắc vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách do địch gây ra, tiến hành đánh trả, tiêu diệt nhiều máy bay, diệt và bắt sống nhiều giặc lái địch. Trên thế giới, và trong chính nước Mỹ làn sóng phản đối chiến tranh ở Việt Nam rất mạnh mẽ. Đó thực sự là những đòn giáng mạnh vào chính quyền hiếu chiến Nixon. Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngày càng lún sâu vào thế bị động, thất bại. Tình hình thực tế buộc chính quyền Nixon nhanh chóng tìm giải pháp đi đến ký kết một hiệp định hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Tổng thống Nixon và cố vấn an ninh Mỹ Kissinger phải thừa nhận là không thể có một giải pháp quân sự cho cuộc chiến tranh; vì vậy, họ cố gắng đạt tới một trạng thái không phân thắng bại trên chiến trường; cô lập Việt Nam dân chủ cộng hòa với các nước cộng sả và đi đến một giải pháp chính trị qua thương lượng. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, Nixon tuyên bố, rằng ông ta chỉ muốn đạt được giải pháp chính trị thông qua “thương lượng trên thế mạnh”, ép buộc Việt Nam phải ký kết một hiệp định hòa bình có lợi cho Mỹ.

Từ giữa tháng 11-1972, sau khi trúng cử tổng thống nhiệm kỳ hai, Nixon ngày càng thể hiện rõ bản chất của mình khi ráo riết xúc tiến kế hoạch leo thang chiến tranh. Thực hiện mưu đồ thương lượng trên thế mạnh, chính quyền Nixon đi đến một “cố gắng cuối cùng” bằng quân sự: tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược (chủ yếu bằng máy bay B52) đánh vào Hà Nội, Hải Phòng mang tên chiến dịch Linebacker II. Cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ diễn ra từ 18 đến 29-12-1972. Trong 12 ngày đêm tiến hành cuộc tập kích, Mỹ đã huy động đến mức cao sức mạnh không quân chiến lược và không quân chiến thuật của hai quân chủng không quân và hải quân với hơn 700 lần chiếc B52, cùng hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, ném gần 30.000 tấn bom đánh phá tập trung, ồ ạt xuống các mục tiêu quân sự, trường học, bệnh viện, khu phố đông dân, gây những tội ác vô cùng dã man đối với nhân dân ta; đỉnh cao là việc sử dụng máy bay B-52 ném bom rải thảm mang tính hủy diệt vào các khu đông dân cư ở thủ đô Hà Nội trong những ngày từ 26 đến 29-12-1972. Xét trên cả ba khía cạnh pháp luật, đạo đức và thực tiễn, việc ném bom hai thành phố kể trên đều là bất hợp pháp. Đánh bom dân thường là vi phạm luật quốc tế và là tội ác chống lại loài người. Dư luận trong nước Mỹ và trên thế giới kịch liệt lên án tội ác của chính quyền Nixon. Làn sóng đấu tranh chống chính quyền Mỹ dâng cao mạnh mẽ.

Nhưng cuộc tập kích ồ ạt bằng B52 của Mỹ đã vấp phải ý chí sắt đá của quân và dân ta. Trong 12 ngày đêm quân và dân ta chống trả quyết liệt, Mỹ đã bị bắn rơi 81 máy bay, trong đó có tới 34 chiếc B52 - vũ khí chiến lược của Mỹ bấy giờ. Nhiều phi công Mỹ bị bắt. Cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mỹ đã thất bại thảm hại. Tin máy bay B52 bị bắn rơi, giặc lái bị diệt từ Việt Nam dội về Oa-sinh-tơn như cú sét giáng xuống Nhà Trắng và Lầu Năm Góc khiến Nixon choáng váng, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ rụng rời. Kết cục sau cuộc tập kích là uy tín của Mỹ trên trường quốc tế bị giảm sút, thanh danh nước Mỹ bị bôi nhọ. Liên đoàn thế giới các nhà khoa học cho rằng “các cuộc ném bom khủng bố kinh tởm xuống các vùng đông dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bôi nhọ thanh danh nước Mỹ”. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ G. Hôn nhận định: “Kết quả việc Mỹ ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam làm uy tín của Mỹ trên thế giới tụt xuống mức thấp chưa từng có”. Tổn thất quá nhiều, lại bị nhân dân trong nước Mỹ và trên thế giới phản đối kịch liệt, Mỹ đã phải chấm dứt không điều kiện cuộc tập kích, để rồi buộc phải chấp nhận thêm cuộc thua trên bàn đàm phán ở Paris: cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết sẽ không dính líu về quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, cam kết rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ về nước... Đây là một trong các điều kiện để nhân dân ta tiến lên đánh cho "ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc chiến đấu sinh tử với “giặc trời” Mỹ trong 12 ngày đêm đã minh chứng cho khối óc sáng tạo phi thường, trí thông minh và bản lĩnh của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Ra-đa P35 “vạch nhiễu tìm thù”, máy bay tiêm kích MiG bé nhỏ bắn rơi B-52, tên lửa SAM 2 và cả khẩu súng trường bắn rơi “con ma”, “thần sấm”. Con người Việt Nam bằng ý chí học hỏi vươn lên, với lòng dũng cảm, trí thông minh và sức sáng tạo đã làm cho tất cả vũ khí có trong tay đều phát huy tác dụng. Không dừng lại ở kỹ thuật sử dụng đơn thuần mà phát triển thành nghệ thuật phối hợp các loại vũ khí, tạo ra “lưới lửa” phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp, vòng trong, vòng ngoài, khiến cho đối phương bất ngờ, khiếp đảm và phải chịu trận. Có thể nói, thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” thực sự là nét tiêu biểu cho phẩm chất mới của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí MinhBước vào năm 1972, sau những thất bại nặng nề của các chiến lược quân sự của Mỹ ở Việt Nam như: Chiến tranh đặc biệt; chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ra lệnh mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. So với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất dưới thời kỳ chính quyền Johnson, cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền Nixon đã vượt xa về quy mô, tốc độ và cường độ đánh phá, nhất là địch đã sử dụng phổ biến, tập trung nhiều loại máy bay hiện đại như B52, F.111. Mặc dù đế quốc Mỹ ném bom đánh phá ác liệt, nhưng quân dân miền Bắc vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách do địch gây ra, tiến hành đánh trả, tiêu diệt nhiều máy bay, diệt và bắt sống nhiều giặc lái địch. Trên thế giới, và trong chính nước Mỹ làn sóng phản đối chiến tranh ở Việt Nam rất mạnh mẽ. Đó thực sự là những đòn giáng mạnh vào chính quyền hiếu chiến Nixon. Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngày càng lún sâu vào thế bị động, thất bại. Tình hình thực tế buộc chính quyền Nixon nhanh chóng tìm giải pháp đi đến ký kết một hiệp định hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Tổng thống Nixon và cố vấn an ninh Mỹ Kissinger phải thừa nhận là không thể có một giải pháp quân sự cho cuộc chiến tranh; vì vậy, họ cố gắng đạt tới một trạng thái không phân thắng bại trên chiến trường; cô lập Việt Nam dân chủ cộng hòa với các nước cộng sả và đi đến một giải pháp chính trị qua thương lượng. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, Nixon tuyên bố, rằng ông ta chỉ muốn đạt được giải pháp chính trị thông qua “thương lượng trên thế mạnh”, ép buộc Việt Nam phải ký kết một hiệp định hòa bình có lợi cho Mỹ.

Từ giữa tháng 11-1972, sau khi trúng cử tổng thống nhiệm kỳ hai, Nixon ngày càng thể hiện rõ bản chất của mình khi ráo riết xúc tiến kế hoạch leo thang chiến tranh. Thực hiện mưu đồ thương lượng trên thế mạnh, chính quyền Nixon đi đến một “cố gắng cuối cùng” bằng quân sự: tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược (chủ yếu bằng máy bay B52) đánh vào Hà Nội, Hải Phòng mang tên chiến dịch Linebacker II. Cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ diễn ra từ 18 đến 29-12-1972. Trong 12 ngày đêm tiến hành cuộc tập kích, Mỹ đã huy động đến mức cao sức mạnh không quân chiến lược và không quân chiến thuật của hai quân chủng không quân và hải quân với hơn 700 lần chiếc B52, cùng hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, ném gần 30.000 tấn bom đánh phá tập trung, ồ ạt xuống các mục tiêu quân sự, trường học, bệnh viện, khu phố đông dân, gây những tội ác vô cùng dã man đối với nhân dân ta; đỉnh cao là việc sử dụng máy bay B-52 ném bom rải thảm mang tính hủy diệt vào các khu đông dân cư ở thủ đô Hà Nội trong những ngày từ 26 đến 29-12-1972. Xét trên cả ba khía cạnh pháp luật, đạo đức và thực tiễn, việc ném bom hai thành phố kể trên đều là bất hợp pháp. Đánh bom dân thường là vi phạm luật quốc tế và là tội ác chống lại loài người. Dư luận trong nước Mỹ và trên thế giới kịch liệt lên án tội ác của chính quyền Nixon. Làn sóng đấu tranh chống chính quyền Mỹ dâng cao mạnh mẽ.

Nhưng cuộc tập kích ồ ạt bằng B52 của Mỹ đã vấp phải ý chí sắt đá của quân và dân ta. Trong 12 ngày đêm quân và dân ta chống trả quyết liệt, Mỹ đã bị bắn rơi 81 máy bay, trong đó có tới 34 chiếc B52 - vũ khí chiến lược của Mỹ bấy giờ. Nhiều phi công Mỹ bị bắt. Cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mỹ đã thất bại thảm hại. Tin máy bay B52 bị bắn rơi, giặc lái bị diệt từ Việt Nam dội về Oa-sinh-tơn như cú sét giáng xuống Nhà Trắng và Lầu Năm Góc khiến Nixon choáng váng, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ rụng rời. Kết cục sau cuộc tập kích là uy tín của Mỹ trên trường quốc tế bị giảm sút, thanh danh nước Mỹ bị bôi nhọ. Liên đoàn thế giới các nhà khoa học cho rằng “các cuộc ném bom khủng bố kinh tởm xuống các vùng đông dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bôi nhọ thanh danh nước Mỹ”. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ G. Hôn nhận định: “Kết quả việc Mỹ ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam làm uy tín của Mỹ trên thế giới tụt xuống mức thấp chưa từng có”. Tổn thất quá nhiều, lại bị nhân dân trong nước Mỹ và trên thế giới phản đối kịch liệt, Mỹ đã phải chấm dứt không điều kiện cuộc tập kích, để rồi buộc phải chấp nhận thêm cuộc thua trên bàn đàm phán ở Paris: cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết sẽ không dính líu về quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, cam kết rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ về nước... Đây là một trong các điều kiện để nhân dân ta tiến lên đánh cho "ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc chiến đấu sinh tử với “giặc trời” Mỹ trong 12 ngày đêm đã minh chứng cho khối óc sáng tạo phi thường, trí thông minh và bản lĩnh của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Ra-đa P35 “vạch nhiễu tìm thù”, máy bay tiêm kích MiG bé nhỏ bắn rơi B-52, tên lửa SAM 2 và cả khẩu súng trường bắn rơi “con ma”, “thần sấm”. Con người Việt Nam bằng ý chí học hỏi vươn lên, với lòng dũng cảm, trí thông minh và sức sáng tạo đã làm cho tất cả vũ khí có trong tay đều phát huy tác dụng. Không dừng lại ở kỹ thuật sử dụng đơn thuần mà phát triển thành nghệ thuật phối hợp các loại vũ khí, tạo ra “lưới lửa” phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp, vòng trong, vòng ngoài, khiến cho đối phương bất ngờ, khiếp đảm và phải chịu trận. Có thể nói, thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” thực sự là nét tiêu biểu cho phẩm chất mới của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...