Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Hiểu hơn về chính sách của ta đối với tù binh phi công Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam

Tư tưởng nhân văn, nhân đạo, khoan dung với tù, hàng binh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện xuyên suốt trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay người Việt đều là người”, "Đối với những người Pháp bị bắt trong cuộc chiến tranh, ta phải canh phòng cho cẩn thận, nhưng phải đối đãi họ khoan hồng, phải làm cho thế giới, trước hết cho dân Pháp biết rằng chúng ta chỉ đòi quyền độc lập, tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán; làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước", nên Người đã tìm mọi cách để hạn chế tới mức thấp nhất những thương vong trên chiến trường cho quân ta và cho cả quân địch. Đối với tù binh, hàng binh Pháp bị bắt trong chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi đồng bào và chiến sĩ phải nêu cao tinh thần chính nghĩa, nhân đạo theo truyền thống của cha ông: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, đối xử khoan hồng đối với họ. Chính lòng nhân đạo, khoan dung của ta đối đãi với tù binh, hàng binh đã đã tạo sức thuyết phục, cảm hóa đối với kẻ thù, đã thức tỉnh lương tri, quy tụ nhiều người lầm lỗi trở về với cách mạng, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta làm giảm đi nhiều tổn thất trong các cuộc chiến tranh, nhất là làm dịu mối hận thù trong chiến tranh.

Trong kháng chiến chống Mỹ, với khoảng 937 ngàn tấn bom đạn thả xuống chiến trường Bắc Việt Nam, Đế quốc Mỹ đã phá nát các thành phố, làng mạc và các cơ sở công nghiệp, giao thông, bệnh viện, trường học tàn sát hàng triệu người dân vô tội đặc biệt phần đông là trẻ em và phụ nữ. Trong đó Chiến dịch Linebacker II  từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 Mỹ đã thả 3600 tấn bom, đạn xuống Việt Nam làm 1624 dân thường thiệt mạng, trong đó có Phố Khâm Thiên bị xóa sổ có giết chết 278 người. Theo thống kê phía Mỹ, kể từ khi viên phi công Mỹ đầu tiên là Everett Alvarez Jr bị bắn rơi và bắt làm tù binh tại vịnh Hạ Long ngày 5-8-1964 có 325 tù binh thuộc lực lượng không quân. Chính những phi công này là người trực tiếp đi gieo tội ác.  Mặc dù với những tội ác mà những “Giặc trời” đã gây ra cho đất nước, nhân dân ta vô cùng lớn nhưng chính sách tù hàng bình chúng ta vô cùng khoan hồng, độ lượng nó thể hiện được tư tưởng “ đem đại nghĩa để thắng hung tàn” là sởi chỉ hồng xuyên suốt, là truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta.

Chính sách khoan hồng đối với tù binh của ta được thực hiện một cách nhất quán từ đầu đến cuối cuộc chiến trong đó có tù binh phi công. Không những không ngược đãi mà chúng ta quan tâm đặc biệt đến đời sống của họ, tù binh phi công được hưởng chế độ được ăn uống mức “đặc táo” cao hơn hẳn chế độ của cán bộ, chiến sĩ ta thời đó. Các tù binh chẳng những được ăn tốt, mà còn được chăm sóc sức khỏe rất chu đáo. Bị thương khi rơi máy bay hay bị đau ốm, sức khỏe yếu các tù binh được những bác sĩ giỏi nhất ở các bệnh viện của quân đội đến khám và chữa bệnh chu đáo và ta còn tổ chức khám sức khỏe cho họ theo định kỳ. Tù binh Mỹ thường xuyên được tổ chức vui chơi giải trí. Hằng ngày, họ được ra sân phơi nắng, chơi bóng chuyền, bóng rổ, bi-a, đọc sách báo, nghe tin tức, kể cả tin tức của Mỹ và phương Tây. Đặc biệt, trong các ngày lễ, ngày Tết của Mỹ như ngày Độc lập Mỹ, ngày Lễ Tạ ơn, Noel, Tết Dương lịch…, tôn trọng tín ngưỡng của tù binh, ta còn cho mời cả mục sư đến làm lễ theo nghi thức tôn giáo cho số người theo đạo. Có thời điểm còn tổ chức cho các tù binh đi tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng của Thủ đô Hà Nội. Khi máy bay B-52 Mỹ tiến hành ném bom rải thảm xuống khu vực Hà Nội, để đảm bảo an toàn tính mạng phần lớn số tù binh phi công đã được ta chủ động đưa sơ tán ở một số trại giam để tránh trúng bom.

Chính những chính sách hết sức khoan hồng của ta đã làm cho những tù binh phi công mỹ hiểu được tính nhân văn, nhân đạo và hiểu được tính chất của cuộc chiến mà chính phủ Mỹ đang tiến hành tại Việt Nam. Những thông tin mà tù binh mỹ cung cấp cho phía ta trước chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” rất có giá trị, góp phần giúp ta chủ động trong việc chiến đấu bảo vệ bầu trời Hà Nội trong năm 1972. Có những tù binh có cảm tình sâu sắc với đội ngũ cán bộ quản giáo của ta vì thế khi biết tin sắp được trao trả về nước họ đã viết đơn xin được tình nguyện ở lại Việt Nam.

Những tù binh Phi công Mỹ sau này hầu hết đã trở lại Việt Nam. Nhiều người trong số họ đã tích cực vận động và có tiếng nói để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Ông John McCain một phi công Hải quân Mỹ từng là tù binh của Việt Nam sau khi được trao trả năm 1973, là thượng nghị sĩ của Mỹ, một trong những người năng nổ trong việc hối thúc và vận động chính phủ Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trung úy phi công Mỹ Everett Alvarez, là tác giả của cuốn sách “Chim ưng bị xiềng”, trong đó kể về cuộc sống của ông trong những ngày bị tạm giam ở Hỏa Lò và những tình cảm trân trọng ông dành cho những người quản giáo tại đây thời ông là tù binh...   Ông Douglas Brian (Pete) Peterson  là một trong những tù binh phi công tại Việt Nam sau này là một chính khách và là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam sau 1975, nhậm chức từ 1997 đến 2001 và rất nhiều người nữa đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.

Chính những chính sách nhân văn, nhân đạo, khoan dung với tù, hàng binh của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đặt nền móng và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau, làm thắm đượm tình hữu nghị hai dân tộc, góp phần củng cố hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước để cùng hướng tới tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...