Chiến
thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không” vào cuối tháng 12-1972 của
quân và dân ta đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn chưa
từng có của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác trên
miền Bắc - mãi mãi là biểu tượng của
trí tuệ, ý chí và bản lĩnh Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã viết lên trang sử
hào hùng của nhân dân Việt Nam là bài học quý giá về trí thông minh, lòng dũng
cảm và tài nghệ quân sự trong chống tiến công hỏa lực đường không của chiến
tranh hiện đại. Chiến thắng lẫy lừng “Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không” là chiến thắng có ý nghĩa quân sự, chính trị và ý nghĩa thời
đại to lớn, nó đã làm sụp đổ hoàn toàn thần tượng vô địch của không lực Hoa Kỳ;
làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và âm mưu “đưa miền Bắc Việt
Nam trở về thời kỳ đồ đá” của Tổng thống Mỹ Níchxơn; tạo ra cục diện mới để quân
và dân ta thừa thắng xông lên, thực hiện trọn vẹn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh “đánh cho Mỹ cút”, mở ra tiền đề để “đánh cho ngụy nhào”, tiến lên giành
thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại.
Trước khi diễn ra Chiến
dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo cho bộ đội phòng không -không quân: Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra
đánh Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua... Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng
nó chỉ chịu thua sau khi thua ở đây (Hà Nội). Trên cơ sở dự báo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, căn cứ vào cục diện chiến trường miền Nam, năm 197l, Bộ Chính trị và
Quân ủy Trung ương đã nhận định: “Năm 1972 hoặc là địch sẽ rút nếu đạt được
giải pháp; nếu chưa được có thể tập trung không quân đánh phá. Ta cần có biện
pháp đề phòng”.
Thông thường trong chiến
tranh khi sử dụng không quân để thực hiện những đòn tiến công hỏa lực đường
không thì bên tiến công luôn luôn giành thế chủ động, bên chống tiến công đường
không thường bị động cả về không gian, thời gian và cách đánh. Nhưng trong
Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không”, nhà cầm quyền Mỹ đã tính toán sai lầm, nhân dân Việt Nam không
những không bị bất ngờ mà đã giành được thế chủ động hoàn toàn. Sở dĩ chúng ta
làm được điều tưởng như trái quy luật muôn thuở của chiến tranh, làm thay đổi
tư duy quân sự thông thường là vì chúng ta có sự chỉ đạo tài tình của Trung
ương Đảng, đứng đầu và trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng và Bác Hồ đã nắm
vững quy luật của chiến tranh, sớm nhìn rõ bản chất và âm mưu của kẻ thù, phân
tích đúng tình hình, dự báo sớm, chính xác diễn biến sẽ xảy ra. Từ đó đã lãnh
đạo, chỉ đạo quân và dân ta chuẩn bị sẵn sàng về con người, về lực lượng, về vũ
khí trang bị kỹ thuật, về thế trận và cách đánh. Các lực lượng phòng
không - không quân đã tích cực tìm hiểu tình hình địch,
Chiến tranh bao giờ cũng là sự thử thách nghiệt ngã nhất đối với một dân tộc và
mỗi con người.
Đối với Bộ đội Không quân là lực lượng đột
kích mạnh trên không, nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hết sức nặng nề nên Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Từ việc chăm lo xây dựng
lực lượng đến tổ chức huấn luyện chiến đấu và chiến đấu Người đã theo dõi chặt
chẽ và chỉ đạo sát sao. Trước khi bộ đội không quân xuất kích đánh địch mở mặt
trận trên không, Người đã xuống tận sân bay giao nhiệm vụ: “…Tổ tiên ta ngày
xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm
Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay chúng ta phải mở mặt trận
trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là của các chú”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dạy Bộ đội Phòng không - Không quân cách đánh hết sức thông minh, sáng
tạo. Người nói: Nghệ thuật đánh địch của Việt Nam rất độc đáo. Vũ khí trong tay
người Việt Nam dù thô sơ cũng giành hiệu suất cao. Phải phát huy cách đánh
truyền thống của ta, không ngại không quân địch hiện đại. Hãy bắt chước chiến
sĩ, đồng bào miền Nam, nắm thắt lưng địch mà đánh. Từ lời căn dặn của Bác, bộ
đội phòng không - không quân đã vận dụng sáng
tạo nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta kết hợp với những kiến thức quân sự mới,
sáng tạo ra nhiều cách đánh độc đáo, táo bạo, bắt địch phải đánh theo cách đánh
của ta. Có nhiều cách đánh tưởng như rất đơn giản nhưng hiệu suất chiến đấu rất
cao như: cao xạ làm bến bãi giả, bắc cầu giả để kéo địch vào hướng đánh có lợi;
tên lửa đánh xong rồi cơ động, lập trận địa giả để nhử địch vào đánh trả đũa,
bố trí cho cao xạ tập trung tiêu diệt; để nhận diện B.52, bộ đội đã làm động
tác phóng giả; nâng cao áp, quay ăngten để chống sơrai; không quân cơ động vào
tuyến trong, bất ngờ xuất kích đón đánh địch ngay từ khi chúng chưa kịp chuẩn
bị; bố trí đội hình chiến đấu tốp nhỏ, chiếc lẻ; đánh quần, đánh gần, bay thấp,
kéo cao, bay cao tiếp cận nhanh…
Trong tư tưởng quân sự
Hồ Chí Minh việc huy động sức mạnh toàn dân tham gia chiến đấu giành độc lập,
tự do cho dân tộc luôn luôn được Người coi trọng. Vận dụng tư tưởng của Người,
mỗi khi đất nước bị xâm lăng, Đảng ta đã phát động cuộc chiến tranh toàn dân,
toàn diện, huy động toàn dân tham gia kháng chiến. Trên mặt trận đối không, tư
tưởng đó được cụ thể bằng việc phát huy sức mạnh của lực lượng phòng không nhân
dân, phòng không ba thứ quân, huy động tối đa mọi lực lượng tham gia chiến đấu.
Trong chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không”, phong trào “Toàn dân tham gia bắn máy bay, vây bắt giặc lái,
toàn dân tham gia phòng tránh, sơ tán, bảo vệ và bảo đảm giao thông vận chuyển”
được phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Bằng chứng hùng hồn là các lực lượng
dân quân, tự vệ trên khắp miền Bắc đã trực tiếp kề vai sát cánh cùng với lực
lượng phòng không của bộ đội chủ lực bố trí hệ thống lưới lửa tầm thấp rộng
khắp, dựng lên nhiều “màn đạn” làm cho kẻ địch kinh hoàng, bắn rơi nhiều máy
bay hiện đại của địch; khi máy bay địch bị bắn rơi, giặc lái nhảy dù, lực lượng
vây bắt chính là dân quân, tự vệ.
Tư tưởng Hồ Chí
Minh trong Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” còn được thể hiện ở ý
chí chiến đấu kiên cường của nhân dân miền Bắc trong xây dựng thế trận lòng
dân, thế trận chiến tranh nhân dân và sự kế thừa, phát triển nghệ thuật quân sự
Việt Nam trong thời đại mới.
Có thể nói, tư tưởng
quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ xây dựng
lực lượng, tổ chức huấn luyện, dự báo tình hình địch, xây dựng ý chí, quyết tâm,
tập hợp sức mạnh, sử dụng lực lượng, xây dựng cách đánh, xây dựng nghệ thuật bố
trí, tạo lập thế trận, nghệ thuật giành thế chủ động, chuyển hóa thế trận, sơ
tán, phòng tránh... đều được các lực lượng phòng không, không quân ba thứ quân
vận dụng nhuần nhuyễn trong chiến dịch “Hà Nội - Điện
Biên Phủ trên không”. Đó chính là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định thắng
lợi của quân và dân ta trong chống cuộc tập kích đường không chiến lược cuối
năm 1972.
Trong giai đoạn cách
mạng hiện nay, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục
dẫn dắt, chỉ lối để chúng ta xây dựng lực lượng phòng không - không quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, đủ điều kiện đảm đương và hoàn thành xuất sắc sứ mạng thiêng liêng là
bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét