Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra
một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử Việt Nam. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám, nhân dân ta đã đập tan ách nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp, lật đổ chế
độ thực dân phong kiến, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước
dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cùng với thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám, sự ra đời của Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam là sự kiện vĩ đại không
chỉ trong lịch sử Việt Nam mà cả trong lịch sử đấu tranh giải phóng của các dân
tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Phát huy tinh thần của
Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, giành được
nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử và thời đại.
Có thể nói, tất cả những thành tựu trong suốt 72
năm qua, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới đều bắt nguồn từ nền tảng đầu tiên là
thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Đây là thành quả của quá trình đấu tranh lâu dài đầy hy sinh gian khổ
của nhân dân Việt Nam và thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước, của khát vọng độc lập,
tự do của nhân dân ta; của tinh thần và ý chí cả dân tộc đồng lòng, quyết tâm
không cam tâm làm nô lệ...; là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn và sự
lãnh đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những bài học lịch sử của Cách mạng
Tháng Tám đã và sẽ được luôn thế hệ người Việt Nam phân tích và vận dụng sáng tạo.
Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển
đất nước 72 năm qua trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, đối
ngoại, an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc khẳng định:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc tạo ra cơ hội và nắm bắt thời cơ
hợp tác quốc tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới có vai trò quan trọng
quyết định đến sự phát triển của đất nước, thì bài học kinh nghiệm của Cách mạng
Tháng Tám đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng đất nước vẫn còn
nguyên giá trị. Nhìn nhận những cơ hội và thách thức đặt ra trong việc thực hiện
mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và về truyền thống lịch sử và
văn hóa… cần được xem như một trong những nguồn lực quan trọng trong việc định
hướng và xây dựng đất nước trong thời gian tới.
Hơn bảy mươi năm trôi qua, những bài học của Cách
mạng Tháng Tám 1945 vẫn còn giữ nguyên giá trị. Việc vận dụng, kế thừa và phát
triển đúng theo những bài học của Cách mạng Tháng Tám đã giúp Đảng và nhân dân
ta tạo nên những thắng lợi vang dội trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại. Hiện
nay, sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, đất nước ta đã tạo ra được thế và lực mới. Kinh tế tăng trưởng
khá nhanh, đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Chính trị - xã hội ổn định. Hệ
thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố và
tăng cường. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được giữ vững.
Tuy nhiên, cùng với những thời cơ, vận hội
thuận lợi, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đang đứng
trước không ít nguy cơ lớn, đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch
hướng xã hội chủ nghĩa; tệ quan liêu, tham nhũng; diễn biến hòa bình, bạo
loạn lật đổ… Vì vậy, mặc dù hiện tại vẫn còn vô vàn khó khăn, nhưng có thể
khẳng định rằng, nếu chúng ta biết học tập, vận dụng sáng tạo bài học thành
công về nhìn nhận thời cơ và chớp thời cơ giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng
Tám 1945; nếu chúng ta biết phân tích, dự báo tình hình trong nước và thế giới
trên cơ sở khách quan, khoa học, để xác định được nhân tố thuận lợi nảy sinh
trong khó khăn thách thức, nếu chúng ta quyết tâm, đoàn kết, tận dụng, tranh thủ
được thời cơ... chắc chắn sẽ vượt qua mọi thách thức, tiếp tục tiến lên, vững
bước trên con đường sắp tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét